Thứ bảy, 23/11/2024 | 12:27 GMT+7
PV: Thưa ông, Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã triển khai được hơn 2 năm. Thời gian tuy chưa dài, nhưng cũng không ngắn. Ông có thể cho biết khái quát vài nét về hoạt động của Chương trình?
TS. Đỗ Hữu Hào: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua, Chương trình đã thực hiện được khối lượng công việc đáng kể. Đặc biệt, năm 2008 có thể coi là năm thành công của hoạt động TKNL. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt và nội dung của Chương trình, Văn phòng TKNL đã điều phối và chỉ đạo triển khai đồng bộ các đề án, dự án trên phạm vi toàn quốc thuộc 06 nhóm nội dung chính: Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tổ chức hệ thống quản lý về TKNL; Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường; Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, TKNL, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thong vận tải.
Chương trình đã hoàn thành khảo sát, tư vấn cho hơn 500 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên phạm vi toàn quốc; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho hang nghìn đối tượng khac nhau, triển khai các dự án về TKNL mang tính xã hội hóa cao như cuộc vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mỗi hộ gia đình, triển khai nhiều chương trình TKNL trong các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế; thực hiện thành công một số dự án hỗ trợ kỹ thuật trình diễn sau kiểm toán năng lượng…
Nhìn chung, trong 2 năm qua, đặc biệt là năm 2008, các hoạt động TKNL trong khuôn khổ Chương trình được đánh giá tích cực, hiệu quả và có sức nhân rộng.
PV: Có ý kiến cho rằng, công tác TKNL trong thời gian qua đã làm rất tốt, nhưng kinh phí cấp cho các dự án của Chương trình vẫn còn hạn chế. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
TS. Đỗ Hữu Hào: Năm 2008, Chương trình được cấp 22 tỉ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp và 14 tỉ đồng từ nguồn kinh phí đầu tư, năm 2009 có tăng hơn một chút so với năm 2008 với kinh phí sự nghiệp 25 tỉ đồng và phần đầu tư phát triển là 15 tỉ đồng, trong khi nhu cầu hàng năm để triển khai các hoạt động phải từ 80-100 tỉ đồng. Sắp tới chúng tôi sẽ hoàn thành việc đánh giá chi tiết hiệu quả các dự án đã thực hiện, tính toán tiềm năng khả thi của một số phân ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, xác định mức đầu tư cần thiết và cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp để kiến nghị với Chính phủ kinh phí cụ thể cho các năm tiếp theo.
PV: Công việc rất nhiều, vậy trong năm 2009, Chương trình sẽ tập trung vào những vấn đề gì, thưa ông?
TS. Đỗ Hữu Hào: Đúng là công việc của chúng tôi còn rất nhiều nên năm 2009 sẽ là một năm rất bận rộn.
Một mặt, Chương trình tiếp tục triển khai đồng bộ 06 nhóm nội dung như đã nói ở trên. Mặt khác, phải tập trung soạn thảo Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để nhanh chóng trình Quốc hội xem xét, ban hành. Bên cạnh đó là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thành dự án đầu tư Phòng thí nghiệm Hiệu suất năng lượng cho thiết bị Điều hoà nhiệt độ và Tủ lạnh để thực hiện các Chương trình dán nhãn sản phẩm TKNL…
Ngoài ra, Ban chỉ đạo phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành để triển khai các công việc liên quan như: Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng cho các sản phẩm mục tiêu; Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu có giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học của các cấp học; Bộ Xây dựng triển khai thực hiện quản lý bắt buộc theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với 100% các tòa nhà xây dựng mới; Bộ Giao thông Vận tải tập trung đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng và kiểm định tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện giao thông; Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục thực hiện các chương trình vận động cộng đồng tham gia các hoạt động TKNL trong khuôn khổ Chương trình…
PV: Thưa ông, với khối lượng công việc lớn như vậy, Chương trình dự định
TS. Đỗ Hữu Hào: Quả thực là lực lượng cán bộ làm công tác TKNL của Chương trình hiện đang rất mỏng. Nhưng trong thời gian qua, Chương trình cũng đã rất quan tâm tới công tác đào tạo và trong năm 2009 sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng chuyên sâu cho các cán bộ quản lý, kỹ thuật viên của các Sở Công Thương, Điện lực, các Trung tâm TKNL và các doanh nghiệp trọng điểm.
Theo kế hoạch trong tháng 3 năm 2009, chúng tôi sẽ phối hợp với các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Điện lực Hà Nội để thống nhất chương trình và kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực từ nay đến2015 cho các đối tượng khác nhau tại các cơ quan quản lý nhà nước, các Trung tâm TKNL, các kỹ thuật viên tại các doanh nghiệp trọng điểm, kể cả chương trình cấp Chứng chỉ Cán bộ quản lý năng lượng. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu để đảm bảo triển khai thành công các đề án trong khuôn khổ Chương trình.
PV: Xin cảm ơn ông!
(Nguồn: Bản tin TKNL số 5 – T3/2009)