Các tổ chức quốc tế cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển tiêu chuẩn và thúc đẩy Chương trình dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng
02/03/2009
Ngày 27/2/2009, tại Tokyo - Nhật Bản đã diễn ra Hội thảo quốc tế về phát triển tiêu chuẩn và dán nhãn hiệu suất năng lượng khu vực Châu Á.
Tham dự hội thảo có đại biểu đến từ các nước có nhiều kinh nghiệm về dán nhãn hiệu suất năng lượng như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonêsia và Việt Nam. Việt Nam là quốc gia mới triển khai Chương trình dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng từ giữa năm 2007.
Tại Hội thảo các quốc gia đã chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu các định hướng hoạt động xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng tại quốc gia.
Trung Quốc mang tới Hội thảo kết quả tương đối nổi bật, 35 tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho các nhóm sản phẩm gia dụng, công nghiệp, văn phòng … với trên 20 sản phẩm được dán nhãn tự nguyện và một kế hoạch tham vọng bắt buộc dán nhãn hiệu suất với 09 sản phẩm trong năm 2008- 2009.
Đây là kết quả của hoạt động hợp tác quốc tế đa dạng và triển khai mạnh mẽ các chính sách của Chính phủ Trung Quốc từ năm 1997 đến nay. Đại biểu Trung Quốc cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu như các trở ngại khi bắt đầu chương trình với nhiều thiếu thốn (hạn chế) về dữ liệu kỹ thuật, dữ liệu thị trường, dữ liệu sản phẩm … cũng như các khó khăn khi thiết kế nhãn hiệu suất năng lượng.
Thái Lan giới thiệu rất nhiều tiến bộ từ Chương trình dán nhãn của quốc gia này sau khi Luật Tiết kiệm năng lượng của nước này được sửa đổi năm 2007 (Luật ban hành lần đầu năm 1994). Một kinh nghiệm thú vị cũng được đại biểu Thái Lan giới thiệu đó là việc Bộ Năng lượng Thái Lan vừa phát triển một nhãn hiệu suất năng lượng mới để dán cho các sản phẩm không phải tiêu thụ điện. Nhãn trước đây do Tập đoàn Điện lực Thái Lan phát triển từ 15 năm trước chỉ sử dụng cho các sản phẩm tiêu thụ điện.
Các đại biểu từ Ấn Độ và Indônesia chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu về việc xây dựng một hệ thống chiến lược, chính sách thống nhất từ Chính phủ với các biện pháp khuyến khích trực tiếp đến người tiêu dùng như giảm thuế, ưu tiên mua sắm công các sản phẩm dán nhãn … để có được sự quan tâm cao của cả cộng đồng đối với nhãn hiệu suất năng lượng.
Đại diện Việt Nam, từ Văn phòng Tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương đã giới thiệu tới Hội thảo về hệ thống các văn bản, chính sách của Chính phủ Việt Nam thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ thực hiện nhóm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chương trình Tiết Kiệm năng lượng quốc gia. Bài giới thiệu cũng trình bầy những kết quả còn khiêm tốn của hoạt động xây dựng và dán nhãn hiệu suất năng lượng tại Việt Nam; đề cập đến những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai. Điểm nhấn mạnh của báo cáo là việc Việt Nam cần thêm nữa các hỗ trợ quốc tế cả về kỹ thuật tổ chức và nguồn lực tài chính.
Thông điệp từ Việt Nam đã nhận được cam kết hỗ trợ mạnh mẽ từ Viện Kinh tế năng lượng Nhật Bản và Chương trình hỗ trợ phát triển xây dựng tiêu chuẩn và dán nhãn hiệu suất năng lượng quốc tế (CLAPS) - tổ chức quốc tế có tiếng nói quan trọng nhất về hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và dán nhãn hiệu suất năng lượng.
Vừa qua, Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc (Sở Công Thương) phối hợp với Hội Nông dân huyện Lập Thạch, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tam Dương tổ chức cuộc thi “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” năm 2024.
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS) tổ chức khóa đào tạo “Người quản lý năng lượng”.
Sở Công Thương Tiền Giang phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Tiền Giang tổ chức Cuộc thi về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Sau ba tháng triển khai, chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện” do Công ty Điện lực Phú Yên phát động đã thu hút hơn 10.000 khách hàng tham gia, với sản lượng điện tiết kiệm đạt gần 118.000 kWh.