Thứ sáu, 08/11/2024 | 00:34 GMT+7
Hầu hết các phương tiện thuộc sở hữu của các doanh nghiệp và cá nhân nên việc áp dụng các biện pháp hành chính là rất khó khăn, hiệu quả chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người sử dụng phương tiện. Tại Hội thảo Thảo luận và góp ý kiến dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải, Ông Trần Doãn Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhận định Hội thảo trên không chỉ là cơ hội để Ban soạn thảo và Tổ biên tập Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tiếp thu ý kiến từ đại biểu mà còn là cơ hội để các cán bộ tìm hiểu và quán triệt tinh thần của dự thảo Luật, từ đó thấy được sự cấp thiết phải hành động, hành động thiết thực để từng bước khai thác được tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 25%.
Được biết, hiện nay, ngành giao thông vận tải cũng đã triển khai nhiều hoạt động sử dụng hiệu quả năng lượng gồm hai hợp phần chính là tiết kiệm nhiên liệu và tiết kiệm điện, trong đó một số biện pháp có thể được kế đến như tiến hành quy hoạch các cung đường, ứng dụng cabin điện tử trong sát hạch và đào tạo lái xe hay nghiên cứu sử dụng năng lượng sinh học đối với một số phương tiện giao thông vận tải…
Theo ông Nguyễn Đình Hiệp, Chánh văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương, chính bởi đặc thù mang tính xã hội cao của ngành giao thông vận tải nên ngay cả khi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành thì các chế tài bắt buộc đối với đối tượng tham gia giao thông vận tải cũng rất hạn chế, chủ yếu là các biện pháp khuyến khích, nâng cao nhận thức của người dân.
Thu