Thứ bảy, 21/12/2024 | 20:00 GMT+7

Thư mời bày tỏ quan tâm - C2.1.19: Tăng cường năng lực cho các PFIs và PIE

21/03/2024

Về việc: Gói thầu C2.1.19: Tămg cường năng lực cho các PFIs và PIE

Kính gửi các đơn vị quan tâm,
Việt Nam vừa nhận được khoản tài trợ từ Quỹ Khí hậu xanh (GCF) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) cho Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam (Dự án VSUEE). Dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các mục tiêu của VNEEP và Thỏa thuận Paris về các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng. Ngoài ra, các hoạt động xây dựng năng lực sẽ giải quyết nhu cầu về kiến thức, thể chế và xây dựng năng lực của các bên liên quan trong việc quản lý và phát triển cơ chế và chính sách quốc gia về tiết kiệm năng lượng (TKNL). Những nỗ lực đó sẽ đi kèm với việc thành lập cơ chế chia sẻ rủi ro, được hỗ trợ bởi công cụ Bảo lãnh GCF, nhằm giải quyết các rào cản pháp lý hiện hành trong việc tiếp cận vốn thương mại, huy động nguồn tài chính của ngân hàng địa phương và khuyến khích các bên liên quan như doanh nghiệp công nghiệp và ngân hàng thương mại tham gia thực hiện dự án và phát triển thị trường đầu tư TKNL. Dự án bao gồm hai hợp phần: (i) Quỹ chia sẻ rủi ro (RSF) GCF; (ii) Hỗ trợ kỹ thuật. Ban Quản lý Dự án VSUEE (BQLDA) dự định sử dụng một phần nguồn tài trợ của mình để tuyển dụng một công ty tư vấn đủ năng lực để thực hiện Xây dựng năng lực về các chính sách tiết kiệm năng lượng, xây dựng và thực hiện các dự án Tiết kiệm năng lượng cho các cơ quan chính phủ.
Dịch vụ tư vấn (“Dịch vụ”) bao gồm hỗ trợ thực hiện: (i) Xây dựng năng lực cho PFIs để nâng cao kiến thức, hiểu biết và chuyên môn trong việc xác định, thẩm định và thực hiện các dự án cho vay TKNL trong lĩnh vực công nghiệp và kinh doanh phát triển để tạo ra dòng giao dịch; (ii) Nâng cao năng lực cho PIE để xem xét các đơn xin Bảo lãnh RSF và đánh giá khoản vay dựa trên thông lệ thương mại thông thường, bao gồm các tiêu chí như đủ điều kiện, tính khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính của các tiểu dự án được đề xuất, năng lực tài chính và khả năng thanh toán của DNCN, yêu cầu giảm thiểu tác động môi trường và xã hội và các quy định khác được quy định trong Sổ tay hướng dẫn vận hành (OM) VSUEE. Tư vấn phải chịu trách nhiệm: (i) Xem xét các chức năng và trách nhiệm của PIE và PFI như được xác định trong Sổ tay Hoạt động của VSUEE; (ii) Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định và ghi lại những nỗ lực nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính trong các dự án trước đây ở Việt Nam (nếu có), các tài liệu đào tạo được xây dựng trong những nỗ lực này cũng như kết quả và hiệu quả của việc nâng cao năng lực được thực hiện; (iii) Xác định những thiếu hụt về kiến thức và năng lực và chuẩn bị báo cáo đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực cho PFI và PIE; (iv) Thiết kế một chương trình xây dựng năng lực toàn diện để giải quyết những thiếu sót; (v) Triển khai chương trình nâng cao năng lực tại một số địa phương ở Việt Nam. Thời gian thực hiện dự kiến của nhiệm vụ tư vấn này là 18 tháng, dự kiến bắt đầu từ tháng 6 năm 2024 và có thể gia hạn tùy theo nhu cầu và hiệu quả hoạt động của Tư vấn cũng như việc gia hạn dự án.
Các đơn vị có thể nhận được Điều khoản tham chiếu (TOR) chi tiết cho nhiệm vụ bằng cách gửi yêu cầu đến các địa chỉ email được nêu ở cuối thư này.
Ban Quản lý Dự án VSUEE mời các công ty tư vấn đủ điều kiện ("Tư vấn ") thể hiện sự quan tâm của mình trong việc cung cấp Dịch vụ. Các Tư vấn viên quan tâm cung cấp thông tin chứng minh rằng mình có các tiêu chuẩn cần thiết và kinh nghiệm liên quan để thực hiện Dịch vụ và đính kèm giấy phép kinh doanh của đơn vị. Tiêu chí lựa chọn bao gồm:
(i) Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong thiết kế và thực hiện dự án TKNL trong công nghiệp;
(ii) Đã chứng tỏ được kinh nghiệm liên quan đến chỉ đạo và thực hiện ít nhất 1 đánh giá trong việc phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo/nâng cao năng lực, ưu tiên các đánh giá đã từng làm việc với ngành công nghiệp ở Việt Nam;
(iii) Kiến thức và hiểu biết về đặc điểm kỹ thuật và tài chính của việc tài trợ cho các dự án TKNL trong công nghiệp;
(iv) Kiến thức và hiểu biết về các thủ tục ngân hàng liên quan đến thẩm định tín dụng, đánh giá kỹ thuật, phân tích tài chính và giảm thiểu rủi ro của các đề xuất tài trợ tiết kiệm năng lượng;
(v) Kinh nghiệm chuẩn bị các đề xuất dự án cấp vốn “khả thi về tài chính” cho dự án TKNL;
(vi) Có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình đào tạo kỹ thuật, ưu tiên về hiệu quả năng lượng;
(vii) Có kinh nghiệm làm việc với nhân viên tín dụng hoặc tín dụng trong ngân hàng là một lợi thế.
Nhiệm vụ yêu cầu tư vấn phải tổ chức một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm như tiêu chí đã nêu, đòi hỏi nhiều kỹ năng cần thiết cho các nhiệm vụ khác nhau (ví dụ: tiết kiệm năng lượng, kinh tế, tài chính, đào tạo, v.v).
Tư vấn quan tâm lưu ý tới Phần III, đoạn 3.14, 3.16 và 3.17 trong “Quy định Mua sắm dành cho Bên vay IPF” của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7 năm 2016, sửa đổi vào tháng 11 năm 2017 (“Quy định Mua sắm”), quy định chính sách của Ngân hàng Thế giới về xung đột lợi ích.
Tư vấn có thể phối hợp với các đơn vị khác để tăng cường năng lực chuyên môn, nhưng phải nêu rõ liệu liên kết đó có theo hình thức liên doanh và/hoặc tư vấn phụ hay không. Trong trường hợp liên doanh, tất cả các thành viên trong liên doanh phải chịu trách nhiệm chung và riêng đối với toàn bộ hợp đồng nếu được lựa chọn.
Tư vấn sẽ được lựa chọn thông qua phương pháp Tuyển chọn dựa trên năng lực của tư vấn theo các thủ tục được quy định trong Quy định đấu thầu mua sắm.
Mọi thông tin chi tiết có thể liên hệ BQLDA VSUEE qua email: [email protected] trong khung giờ từ 09:00 sáng đến 17:00 chiều các ngày làm việc.
Hồ sơ mời thầu (EOI) phải được gửi trực tiếp dưới dạng văn bản đến địa chỉ bên dưới (qua Đường bưu điện hoặc Email) trước 16:00 ngày 05 tháng 4 năm 2024.
Ban Quản lý Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam
Phòng 510, Tòa nhà A, Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Địa chỉ email: [email protected]