Thứ bảy, 21/12/2024 | 22:50 GMT+7

Ghi nhận hiệu quả bước đầu trong chương trình tiết kiệm năng lượng

10/01/2022

Tuần vừa qua, chương trình Phát triển kinh tế năng lượng phát sóng số thứ 28 với chủ đề "Hiệu quả bước đầu của chương trình tiết kiệm điện" cùng với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Chương trình không những đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện mà còn giúp các hộ gia đình, cơ quan, công sở giảm chi phí, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cung ứng điện.
Vào năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 – 2025 nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng quốc hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động của xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Nhiều năm qua, ngành điện đã đẩy mạnh truyền thông tới các hộ gia đình về các giải pháp tiết kiệm điện như khuyến khích sử dụng các loại thiết bị điện có hiệu suất cao, được dán nhãn năng lượng; tắt thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng; tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khi không sử dụng; khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cài đặt chế độ làm mát từ 25°C trở lên hoặc đặt chế độ chênh lệch nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ bên ngoài chỉ từ 3 đến 5°C. 
Với nhiều giải pháp được triển khai tiết kiệm điện đã trở thành một phong trào nhận được sự tham gia tích cực của người dân và các doanh nghiệp. Bởi hơn ai hết, tiết kiệm điện cũng là cách giúp họ tiết kiệm một khoản thu nhập đáng kể. Tiết kiệm điện cũng dần trở thành cách sống văn minh và hiện đại.
Vào mùa hè nắng nóng, mức tiêu thụ điện của nước ta khi nào cũng tăng cao. Bộ Công Thương luôn khuyến cáo các hộ gia đình tắt bớt các thiết bị không sử dụng, không nên sử dụng cùng lúc các thiết bị điện có công suất lớn như: điều hòa, bếp đun điện… để đảm bảo hiệu quả sử dụng điện.
Bên cạnh đó, người dân cũng được khuyến áp dụng nguyên tắc 4 đúng. Đó là đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu. Đây là giải pháp vừa giảm nguy cơ gây sử dụng điện, vừa tránh được hóa đơn tiền điện tăng cao. Trong khi đó, càng nhiều người dân xây dựng được thói quen tiết kiệm điện hiệu quả.
Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định song theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả cao như kỳ vọng. Về lâu dài, trong giai đoạn tới, nước ta cần tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm cải thiện hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả của người dân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với sự tham gia của nhiều đoàn thể, tổ chức xã hội.
Theo toquoc.vn