Thứ tư, 06/11/2024 | 07:05 GMT+7

Hội nghị thúc đẩy dán nhãn năng lượng tại Quảng Ninh

28/09/2012

Sáng 31/8/2012, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ Công Thương đã chủ trì tổ chức hội thảo “Quản lý nhà nước đối với nhãn năng lượng và xúc tiến dãn nhãn năng lượng bắt buộc”.

Sáng 31/8/2012, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ Công Thương đã chủ trì tổ chức hội thảo “Quản lý nhà nước đối với nhãn năng lượng và xúc tiến dãn nhãn năng lượng bắt buộc”.

Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hoạt động dãn nhãn năng lượng thí điểm đã được triển khai cho một số sản phẩm như đèn tuyp, đèn compact, balast, quạt điện…Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng quy định cụ thể về dán nhãn năng lượng, tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu…

76307e19a_quang_ninh1.jpg

Theo đó, Từ ngày 1/1/2013 sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc với một số phương tiện, thiết bị tiêu thụ điện. Đối tượng của chương trình dán nhãn bao gồm 4 nhóm chính: Nhóm thiết bị gia dụng; Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại; Nhóm thiết bị công nghiệp và nhóm phương tiện giao thông vận tải.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Văn Long, Vụ phó Vụ KHCN & Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục năng lượng, Bộ Công Thương nhận định “Nhãn năng lượng bước đầu được người tiêu dùng đón nhận thông qua các sản phẩm được dán nhãn và thông qua hoạt động truyền thông của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ngay sau khi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ ngàu 1/1/2011, hàng loạt các hoạt động triển khai thực hiện Chương trình dán nhãn năng lượng đã được triển khai như xây dựng Lộ trình thực hiện dán nhãn  năng lượng, xây dựng và ban hành các văn bản dưới Luật hướng dẫn chi tiết thực hiện dán nhãn năng lượng”.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe ông Đặng Hải Dũng, chuyên viên Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương trình bày chi tiết về những quy định pháp lý liên quan đến hoạt động dán nhãn năng lượng.  Ông Lê Đại Hải, Bộ Tư pháp trình bày về những quy định xử phạt với hành vi vi phạm pháp luật về dán nhãn năng lượng. Theo đó, vi phạm về dán nhãn năng lượng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, mức phạt cao nhất lên đến 100 triệu đồng.

Ông Tô Đình Thái, điều phối viên dự án BRESL cho biết, trong khuôn khổ dự án BRESL có nhiều hỗ trợ dành cho doanh nghiệp tham gia như được tham gia các buổi hội nghị, hội thảo phổ biến về chương trình dán nhãn, được tư vấn về quy trình, thủ tục để được cấp chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng…Theo ông Thái, thực hiện dán nhãn năng lượng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhãn năng lượng không chỉ là công cụ quản lý nhà nước mà còn là phương tiện tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu thiết bị tiêu thụ năng lượng. Nhãn năng lượng cũng chính là công cụ định hướng tiêu dùng cho người dân đối với sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Dự án BRESL - “Dỡ bỏ rào cản để thực thi có hiệu quả các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng”  do GEF tài trợ thông qua UNDP, Bộ Công Thương thực hiện. Cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, dự án BRESL đang triển khai rất nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và các phòng thử nghiệm trong hoạt động dán nhãn năng lượng. Các hoạt động chính bao gồm tổ chức hội thảo phổ biến chính sách, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn lập hồ sơ, hướng dẫn quảng bá sản phẩm tiết kiệm năng lượng, cử chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp…

Trần Liễu