Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:16 GMT+7

Hướng dẫn dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị

16/04/2012

Ngày 4/4/2012, thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã ký ban hành thông tư quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng.

Ngày 4/4/2012, thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã ký ban hành thông tư quy định  dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng.  Thông tư quy định rõ trình tự đăng ký, đánh giá, cấp giấy chứng nhận,đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận, chỉ định tổ chức thử nghiệm và thực hiện dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc các phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng theo hình thức tự nguyện.

25b401ae7_dan_nhan_tiet_kiem_nang_luong_.jpg

Theo đó, điều kiện để một tổ chức được chỉ định tham gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng phải có đủ năng lực nằm trong Hệ thống công nhận Phòng thử nghiệm Việt Nam, được công nhận theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 hoặc các Tổ chức thử nghiệm nước ngoài đã được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thoả ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).

889df0dbe_nhan.jpg

Đối với những tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của hệ thống VILAS, TCVN ISO/IEC 17025 nhưng có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị phải đạt các tiêu chuẩn như: có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật; có thiết bị thí nghiệm đảm bảo hoạt động tốt, được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn đúng theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử nghiệm; có đầy đủ các trang thiết bị phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn…

Các tổ chức thử nghiệm muốn tham gia hoạt động thử nghiệm để dán nhãn phải lập hồ sơ đăng ký gửi về Tổng cục Năng lượng.

e23bddb04_chung_nhan.jpg

Các phương tiện, thiết bị đã đạt chứng nhận tiết kiệm năng lượng ở nước ngoài chỉ được chấp nhận tại Việt Nam khi tổ chức thử nghiệm phải là tổ chức độc lập được công nhận theo chuẩn mực ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thoả ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC). Tổ chức thử nghiệm có yếu tố nước ngoài phải đăng ký chỉ định với Tổng cục Năng – Bộ Công Thương.

Về trình tự, thủ tục đánh giá, cấp chứng nhận và dán nhãn năng lượng, thông tư cũng quy định rõ, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục tham gia chứng nhận và dán nhãn năng lượng (nhãn xác nhận hoặc nhãn so sánh) cần lấy mẫu phương tiện, gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng để được cấp phiếu kết quả thử nghiệm. Doanh nghiệp lập hồ sơ theo hướng dẫn và gửi về Tổng cục Năng lượng. Các phương tiện, thiết bị đạt tiêu chuẩn sẽ được Bộ Công Thương cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết, cách thức, kích thước khi dán nhãn năng lượng lên từng phương tiện, thiết bị cụ thể. Hết thời gian chứng nhận có hiệu lực doanh nghiệp phải tiến hành chứng nhận lại cho phương tiện, thiết bị.

Bất thường hoặc định kỳ Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra mẫu phương tiện, thiết bị trên thị trường hoặc tại cơ sở sản xuất. Tùy theo mức độ vi phạm Bộ Công Thương sẽ thu hồi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng và xử phạt theo pháp luật.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2012.

Xem toàn bộ Thông tư 7/2012/TT-BCT tại đây

Trần Liễu