Thứ sáu, 22/11/2024 | 23:22 GMT+7

Ngành dệt may có thể tiết kiệm 30% chi phí năng lượng

02/03/2012

Sáng 2//3/2012, tại Hà Nội, dự án Meet- bis Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành dệt may”.

Sáng 2//3/2012, tại Hà Nội, dự án Meet- bis Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành dệt may”. Đây là cuộc hội thảo chuyên đề dành riêng cho các doanh nghiệp dệt may nhằm giới thiệu về các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay hiệu quả năng lượng đồng thời là dịp để đại diện các doanh nghiệp gặp gỡ chuyên gia và cùng trao đổi về kinh nghiệm sử dụng năng lượng tại doanh nghiệp.

80bf4e09e_det_1_45.jpg

Dệt may là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển vượt trội trong một vài năm gần đây. Đây cũng là ngành công nghiệp dẫn đầu cả nước về xuất khẩu. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 1,2 tỷ USD, đến năm 2011, kim ngạch đã đạt gần 16 tỷ USD, vượt 25% so với năm 2010.

Năm 2012 được nhìn nhận là năm nền kinh tế có nhiều khó khăn, đặc biệt là với thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU bởi nạn thất nghiệp, nợ công và cắt giame chi phí. Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam đến 2015, tầm nhìn 2030 là đưa dệt may trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn nhu cầu trong nước, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
f239f40bf_det_1_25.jpg

Theo bà Đặng Phương Dung, Tổng thứ ký, phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam “Từ tình hình thực tế, để đạt được mục tiêu đề ra là sức ép lớn đối với ngành Dệt may Việt Nam. Ngành dệt may cần đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở hệ thống quản lý chất lượng, lao động và môi trường. Trong khi chi phí sản xuất tăng cao mà cơ hội tăng giá cho sản phẩm đầu ra là không có, các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí sản xuất, trong đó chi phí cho năng lượng chiếm vai trò lớn, góp phần hạ giá thành sản phẩm”.

Nhận định về thực tế sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, ông Bùi Thanh Hùng, Viện Khoa học và công nghệ nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay 50% thiết bị sản xuất của ngành có mức hao phí năng lượng cao. Tỷ lệ chi phí năng lượng so với giá thành sản phẩm là 10 -12%. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành dệt may là khoảng 30%. Tiềm năng này tập trung ở hệ thống hơi, hệ thống nén khí.

Mặc dù tiềm năng tiết kiệm chi phí thông qua sử dụng hiệu quả năng lượng là rất lớn, tuy vậy hiện nay số doanh nghiệp trong ngành Dệt may áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng vẫn còn rất hạn chế. Theo bà Dung, vấn đề nằm ở vốn đầu tư. Bà Dung cho biết, đa số doanh nghiệp dệt may đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư đổi mới công nghệ thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi thời gian hoàn vốn dài lâu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đa phần chưa thành lập được mô hình quản lý năng lượng cũng như chưa có chuyên môn sâu về kỹ thuật nên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới công nghệ.

Giải đáp những thắc mắc nêu trên, tại hội thảo các chuyên gia đến từ dự án Meet –bis Việt Nam, Quỹ phát triển KHCN quốc gia thuộc Bộ KHCN và Quỹ IFC cũng đưa ra những giải đáp, ưu đãi về vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho những doanh nghiệp quan tâm.

Ông Remco van Stappershoef, giám đốc dự án Met –bis  chia sẻ “ Năng lượng hiện đang lad vấn đề “hot” toàn cầu. Các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, giá năng lượng thì ngày càng tăng. Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia ô nhiễm môi trường cao. Dự án Meet –bis là dự án phi lợi nhuận với mục tiêu giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên năng lượng, hướng đến tương lai phát triển bền vững cho thế hệ sau này. Tôi nhận thấy, ý thức về sử dụng hiệu quả năng lượng đã được nâng lên rõ rệt nhất là sau khi có Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tôi tin tưởng rằng, vượt qua những khó khăn ban đầu và những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tìm ra được hướng đi bền vững”.

MEET-BIS Việt Nam - Dự án Thúc đẩy sử dụng Năng lượng hiệu quả và tiết kiệm thông qua hỗ trợ Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Dự án này được tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu - Chương trình Phát triển Châu Á (Dự án 2008 VN 171-201)

Dự án cung cấp cho các DNVVN tại đô thị của Việt Nam các công nghệ sử dụng nước và năng lượng hiệu quả một cách bền vững với gía thành có thể chấp nhận được.


Trần Liễu