Thứ tư, 15/01/2025 | 17:37 GMT+7
Cần vai trò của “nhạc trưởng” trong quy hoạch, quản lý, biến lãng phí năng lượng thành cơ hội phát triển kinh tế. Đó là những nội dung bàn luận sôi nổi trong tọa đàm “Tác động của năng lượng đến kinh tế TP.HCM” do báo Tuổi Trẻ và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM tổ chức sáng 18-5. Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã nêu ra ba thách thức về năng lượng.
Nhu cầu tăng nhanh
Lãnh đạo thành phố sẽ chia sẻ giải quyết Đến
dự tọa đàm, ông Nguyễn Văn Hùng - phó văn phòng UBND TP.HCM - cung cấp thông
tin: Chính phủ và Bộ Công thương đang xây dựng hình thành mạng lưới điện cùng
các chương trình giải pháp nhằm cung cấp đủ điện đến năm 2020. TP cũng đang
tính toán việc thẩm định các công trình xây dựng nhằm mục tiêu sử dụng năng
lượng phải đạt hiệu quả cao cho một nền kinh tế phát triển. Ông Hùng đề nghị
các doanh nghiệp gửi bản kiến nghị những khó khăn đến ủy ban để lãnh đạo TP
cùng chia sẻ và giải quyết. |
Thách thức đầu tiên, theo bà Lê Thị Thanh Loan - quyền cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, đó là tốc độ tăng trưởng cao về dân số. Cuối năm 2010, TP.HCM đã có hơn 7,5 triệu người dân sinh sống (chưa kể tạm trú dưới sáu tháng) và các hộ gia đình đang chiếm đến 35-37% lượng điện của toàn TP với tốc độ sử dụng tăng bình quân 10%/năm.
Thứ đến là sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng đô thị. Ông Huỳnh Kim Tước - giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM - cho rằng việc đầu tư vào hạ tầng đô thị “ngốn” năng lượng không kém. Đơn cử tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, dự toán cho thấy cần đến 140 MW, tương ứng 5% công suất cấp điện hiện tại cho TP.
Tiếp đến là việc “mọc” lên rất nhanh số lượng nhà cao tầng. Theo thống kê chưa đầy đủ, ước có khoảng 6 triệu m2 xây dựng mới hằng năm tại TP, tăng 50-300% so với ba năm gần đây, càng đẩy việc tiêu thụ nguồn năng lượng đến mức báo động. Ông Huỳnh Thanh Khiết - phó phòng quản lý quy hoạch khu trung tâm Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM - đưa ra con số: trong 930ha khu trung tâm TP.HCM hiện có tới 260 tòa nhà cao tầng (15 tầng trở lên), mà nhà cao tầng được đánh giá là nơi tiêu thụ năng lượng vào bậc nhất ở các nước trên thế giới.
Thiếu công ty tư vấn tiết kiệm
Tại tọa đàm, ông Pascal Billaud, tổng giám đốc siêu thị Big
C VN, cho biết tổng lượng điện Big C sử dụng tương đương lượng điện sử dụng của
5.000 người dân/năm, hệ thống điều hòa trung tâm tại các siêu thị Big C hiện
chiếm 43% chi phí chi cho điện năng tiêu thụ, trong khi các thiết bị trữ lạnh
chiếm 30%, hệ thống chiếu sáng chiếm khoảng 15%... “Giải quyết chuyện năng lượng
là giải bài toán cạnh tranh” - ông Billaud nói.
Và để cạnh tranh, ngoài việc đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng, Big C còn xây dựng hẳn trung tâm thiết bị kiểm soát lượng điện năng tiêu hao. Chính cách làm này đã giúp Big C tiết kiệm được khoảng 30 tỉ đồng/năm cho toàn hệ thống siêu thị, góp phần không nhỏ vào việc Big C luôn có một chính sách giá bán hợp lý.
Còn ông Nguyễn Đông Hòa - phó tổng giám đốc khách sạn Caravelle - cho hay khách sạn này đã “biết tiết kiệm điện từ năm 2006” vì thấy chi phí cho điện năng ngày một tăng cao. Thoạt đầu khách sạn chỉ thay hệ thống chiếu sáng bằng các bóng đèn tiết kiệm điện, sau đó tiến dần sang hệ thống làm lạnh với việc thay dần các máy đời cũ sang đời mới ít tiêu hao điện hơn.
Dù chủ động tiết kiệm điện nhưng ông Hòa thừa nhận nếu
so với hiệu quả mà các đồng nghiệp trong khu vực đạt được, tiêu hao điện năng của
Caravelle vẫn cao hơn khá nhiều. Năm 2010, giá trị tiêu hao điện năng chiếm
4,2% trong tổng doanh thu và sang năm 2011 tỉ lệ này dự kiến tăng lên 4,7% do
giá điện tăng.
Cái khó hiện nay của doanh nghiệp là dù muốn tiết kiệm điện năng nhưng nguồn cung ứng trong lĩnh vực tư vấn lẫn thiết bị thay thế còn hạn chế. Theo ông Hòa, các công ty tư vấn tiết kiệm năng lượng có uy tín vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi các loại thiết bị tiết kiệm năng lượng vẫn rất khó mua tại VN, chủ yếu phải mua từ nước ngoài là chính, dù nhu cầu rất lớn.
Vai trò nhạc trưởng
Ông Huỳnh Thế Du - giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright - phân tích: xác định năng lượng là một thị trường hiệu quả, khi cung
đang nhỏ hơn cầu thì việc xác lập giá thật của thị trường là điều các nhà quản
lý cần nhìn thấy. Trên thực tế, giá năng lượng (điện) ở VN chưa được tính toán
hợp lý ở khối tiêu dùng và khối sản xuất, khiến xảy ra tình trạng lợi dụng giá
năng lượng để đầu tư vào VN.
Theo ông Du, cần nhìn thấy bất hợp lý này để quản lý, đặc biệt bẻ thế độc quyền trong ngành điện là việc sớm làm, để đầu cung và đầu tiêu thụ gặp nhau trong sự bình đẳng của thị trường.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thiên Phú - phó khoa
kinh tế thương mại ĐH Hoa Sen - cho rằng hiệu quả kinh tế thị trường chỉ đạt được
khi giá phản ánh đúng chi phí thật. “Nếu Nhà nước tạo sân chơi bình đẳng cho
các sản phẩm năng lượng thì tự các doanh nghiệp sẽ nhảy vào”- ông Phú nói.
Tương tự, bà Trương Thùy Trang, phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM, cho rằng rất cần có “nhạc trưởng” để điều tiết và kiểm soát việc sử dụng năng lượng một cách hài hòa và hợp lý; luật, quy chuẩn năng lượng đã có nhưng rất cần văn bản dưới luật để thực thi vào đời sống và thị trường.
Theo Tuổi trẻ Online