Thứ bảy, 21/12/2024 | 23:12 GMT+7
Theo khảo sát từ Trung tâm TKNL TP Hồ Chí Minh, , khối tòa
nhà công sở đang chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng điện của Bến Tre. Việc
triển khai các giải pháp TKNL trong công sở có ý nghĩa lớn giúp tiết kiệm kinh
phí từ ngân sách và xây dựng mô hình kiểu mẫu, chuẩn mực cho xã hội về sử dụng
năng lượng hiệu quả.
Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm TKNL TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre thực hiện nhiều
dự án, trong đó có dự án Xây dựng mô hình tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà
công sở. Triển khai dự án, ECC-HCMC đã thực
hiện kiểm toán năng lượng cho 10 tòa nhà công sở tại Bến Tre và đề xuất các giải
pháp nhằm TKNL ít nhất là 10% so với trước khi cải tạo. Sau khi kiểm toán,
ECC-HCMC đã hỗ trợ Sở KH&CN Bến Tre một phần kinh phí để triển khai thực hiện
mô hình TKNL.
Tại Hội thảo, đại diện ECC HCM, anh Phạm Huy Phong đã trình bày các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trong các công trình xây dựng. Anh Phong cho biết, 75,9% điện năng tiêu thụ tại các tòa nhà công sở là để vận hành hệ thống máy lạnh. Để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng máy điều hòa không khí cần lựa chọn đầu tư thiết bị hiệu suất cao, ,lắp đặt đúng tiêu chuẩnvận hành hợp lý, tránh thất thoát kèm theo đó cần có chế độ bảo dưỡng định kỳ.
TS. Võ Thành Phước, Phó hiệu trưởng trường Cao Đẳng Bến Tre chia sẻ, từ năm 2009, kết quả kiểm toán năng lượng do ECC HCM hỗ trợ triển khai đã mang đến cho trường cái nhìn mới khoa học hơn, cụ thể hơn về con đường và cách thức triển khai chủ trương TKNL ở phạm vi toàn trường và trong tổ chức hoạt động, trang bị, lắp đặt thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Từ nhận thức đó, bước vào năm học 2009-2010 Trường Cao đẳng Bến Tre đã triển khai kế hoạch TKNL với những nội dung như kiểm tra việc thực hiện mở, tắt hệ thống chiếu sáng hợp lý, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng, hệ thống thông gió tự nhiên, chỉ đạo việc sử dụng điều hòa không khí khi cần thiết, cài đặt chế độ làm mát không dưới 25 độ C; trang bị mới các thiết bị điện hiệu suất cao và có dán nhãn TKNL. Từ đó ý thức cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên về TKNL được nâng lên rõ rệt. Từ nguồn kinh phí có được từ TKNL, trung bình mỗi cán bộ, giảng viên được hỗ trợ thêm khoảng 3,5 triệu đồng/ năm.
Kết quả điều tra khảo sát trong quá trình kiểm toán năng lượng tại 10 đơn vị tại Bến Tre cho thấy, tiềm năng TKNL khi thực hiện các giải pháp lên đến 20% tổng điện năng tiêu thụ. Trong đó, thực hiện thay thế các máy điều hòa cũ sang máy Panasonic dùng inverter khả năng tiết kiệm 20% năng lượng tiêu thụ. Thay thế các loại đèn T10 sang đèn T5 có thể tiết kiệm 30 năng lượng tiêu thụ. Lắp đặt bộ đóng cửa tự động các tòa nhà cũng có thể giảm 5% chi phí năng lượng mỗi tháng.
Trần Liễu