Thứ sáu, 29/03/2024 | 17:30 GMT+7

Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện trên đường đèo Prenn Đà Lạt

07/03/2011

Trên đoạn đường 7 km từ đường cao tốc Liên Khương qua đèo Prenn (Đà Lạt), 194 bộ đèn chiếu sáng công cộng mới được lắp đặt mỗi năm tiết kiệm được trên 56 nghìn KWh điện năng. Theo tính toán với giá điện bình quân là 1,117đ/Kwh thì phí tiết kiệm điện là 63,1 triệu đồng/năm.

Trên đoạn đường 7 km từ đường cao tốc Liên Khương qua đèo Prenn (Đà Lạt), 194 bộ đèn chiếu sáng công cộng mới được lắp đặt mỗi năm tiết kiệm được trên 56 nghìn KWh điện năng. Theo tính toán với giá điện bình quân là 1,117đ/Kwh thì phí tiết kiệm điện là 63,1 triệu đồng/năm.


 

Dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng tiết kiệm điện năng trên đường đèo Prenn được triển khai từ tháng 5/2010. Đây là dự án thực hiện hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng và hiệu quả. Trung tâm Tư vấn Phát triển Công nghiệp Lâm Đồng đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển về tiết kiệm năng lượng ENERTEAM (TP. Hồ Chí Minh) tiến hành kiểm toán năng lượng hệ thống chiếu sáng trên đoạn đường này.



da lat.jpg

 


Theo đó, toàn đoạn đường có tổng chiều dài 6,9 km được bố trí 194 bộ đèn, được cấp nguồn thông qua 6 trạm biến áp 3x15 KVA. Điểm đặc biệt của hệ thống chiếu sáng công cộng của tuyến đường này là có thiết kế lắp đặt một số tủ tiết kiệm điện cho chiếu sáng với công suất định mức 15 kVA. Các tủ tiết kiệm điện hoạt động dựa trên nguyên tắc điều khiển điện áp cấp cho các bộ đèn được ổn áp ở mức 220 – 230v, đến sau thời điểm 22 giờ, điện áp nguồn tự động giảm xuống còn 190v, như vậy, tương ứng công suất của các bộ đèn cũng giảm đi.

 

 
deo.jpgTrong thời gian khảo sát, nhóm tư vấn đã đánh giá thử độ rọi trên mặt đường giữa 2 trụ 18 và 19 để so sánh mức giảm độ rọi giữa 2 chế độ hoạt động bình thường và chế độ tiết kiệm. Phương pháp đánh giá độ rọi được dựa trên tiêu chuẩn chiếu sáng Việt Nam TCVN-259. Kết quả đo độ rọi giữa trụ đèn 18 và trụ đèn 19 với chế độ hoạt động bình thường cho thấy độ rọi cao nhất đạt được là 61 lux, độ rọi nhỏ nhất là 5 lux, độ rọi trung bình là 26,4 lux.


 

Nhóm tư vấn đã thiết lập chế độ tiết kiệm điện cho hệ thống chiếu sáng bằng cách vận hành tủ tiết kiệm điện và đo đạc lại các thông số ánh sáng trên mặt đường. Lúc này, độ rọi cao nhất đạt được là 38 lux, độ rọi nhỏ nhất là 3 lux, độ rọi trung bình đạt 17,95 lux. Có thể thấy, khi vào chế độ tiết kiệm do điện áp cung cấp đèn đã giảm từ 220V còn 190V, do đó, lượng quang thông của đèn cũng giảm một cách đáng kể và dẫn đến độ rọi trên mặt đường cũng giảm theo.



Vào thời điểm sau 22 giờ, mật độ xe cộ lưu thông lúc này đã giảm đáng kể, do đó, việc giảm độ rọi vẫn đạt được tiêu chuẩn chiếu sáng theo qui định và không gây ảnh hưởng đến mức an toàn giao thông trên tuyến đường.



Kết quả kiểm toán cho thấy, áp dụng cho 194 bộ đèn với số ngày hoạt động trong năm là 365 ngày thì lượng điện năng tiết kiệm  mỗi năm là 56.493 kWh/năm. Với giá điện là 1.117 đ/kWh thì chi phí tiết kiệm điện là 63,1 triệu đồng cho một năm. Chi phí đầu tư cho 6 tủ tiết kiệm điện trên toàn tuyến trong khoảng 360 triệu đồng, như vậy việc hoàn vốn được thực hiện trong vòng hơn 5,5 năm.



 

Với những lợi ích đó, cùng với hoàng loạt hoạt động hướng đến lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2010, Công ty Quản lý công trình đô thị Đà Lạt đã tiến hành khởi công hệ thống đèn chiếu sáng trên đường đèo Prenn vào than 10/2010. Công trình đã hoàn thành kịp thời phục vụ Festival Hoa Đà Lạt 2010.



den.jpg


 

Các chuyên gia Trung tâm Tư vấn Phát triển Công nghiệp Lâm Đồng cho biết, bên cạnh phương án sử dụng các tủ tiết kiệm điện như trên, hiện nay còn một số phương án khác có thể giải quyết vấn đề tiết kiệm điện cho chiếu sáng công cộng như dùng loại biến áp 2 cấp công suất cho từng bộ đèn, lắp đặt bóng đèn compact hiệu suất cao hoặc sử dụng đèn LED cho chiếu sáng công cộng.



 

Hiện tại, trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện có khoảng 4.200 bộ đèn chiếu sáng công cộng được lắp đặt trên 130 tuyến đường. Mỗi năm ngân sách thành phố phải chi khoảng 4,3 tỉ đồng để trả tiền điện. Nếu lắp đặt các tủ tiết kiệm điện cho các tuyến chiếu sáng công cộng như phương án trên , với tổng mức đầu tư khoảng 6,3 tỉ đồng, mỗi năm toàn thành phố Đà Lạt sẽ tiết kiệm được 1,1 tỉ đồng tiền điện.



Ông Cao Duy Hoàng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển Công nghiệp Lâm Đồng nhận định, với mức vốn đầu tư ban đầu cao, các nhà quản lý nên tính đến phương án là kêu gọi đầu tư theo hướng xã hội hóa tức là vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, có chính sách khuyến khích để họ thu hồi vốn bằng chi phí tiết kiệm điện trong một thời gian nhất định. Với phương thức đó, về lâu dài lưới điện chiếu sáng công cộng  của các đô thị Đà Lạt, Lâm Đồng sẽ được vận hành ở mức chi phí hợp lý, giảm được một phần gánh nặng cho ngân sách nhưng cũng vẫn đảm bảo được trật tư an toàn giao thông trên các tuyến đường.



Linh Hùng