Thứ sáu, 22/11/2024 | 17:42 GMT+7
Trong tương tác với quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang có tác động mạnh đến Việt nam nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng. CMCN 4.0 tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến những thách thức lớn đối với ngành điện.
Ngành điện được hưởng lợi nhiều nhờ những đột phá trong công nghệ năng lượng tái tạo, trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời đang phổ biến ở các nước tiên tiến như Đức, Mỹ.
CMCN 4.0 có ảnh hưởng trực tiếp và trước tiên đối với 3 công đoạn chính trong hoạt động của ngành điện đó là sản xuất điện năng, phân phối điện năng và kinh doanh/ dịch vụ khách hàng.
Đối với sản xuất điện năng, công nghệ nền tảng là chuyển đổi năng lượng. EVN đang vận hành các tổ máy nhiệt điện công suất lớn từ 300-600 MW cùng với đó là một số thủy điện công suất lớn, công nghệ tiên tiến. Ứng dụng công nghệ số trong điều khiển, giám sát nhà máy điện sẽ góp phần nâng cao hiệu suất chung của phát điện.
Ứng dụng công nghệ số trong điều khiển, giám sát nhà máy điện sẽ góp phần nâng cao hiệu suất chung của phát điện.
Đối với truyền tải/phân phối điện, CMCN 4.0 tuy không thay đổi bản chất vật lý của việc truyền dẫn điện nhưng có tác động đến cách thức vận hành, giám sát, bảo dưỡng hệ thống truyền tải. Các công nghệ trạm không người trực, điều khiển tự động, thu thập và truyền số liệu có thể được tăng cường với nền tẳng internet kết nối vạn vật, hệ thống dữ liệu lớn của thời kỳ CMCN 4.0. Đối với công tác quản lý tài sản, bảo dưỡng thiết bị truyền tải điện, CMCN 4.0 thúc đẩy việc triển khai rộng rãi các thiết bị giám sát công nghệ số, nhờ đó việc bảo dưỡng được tực hiện theo tình trạng chất lượng của thiết bị không theo chu kỳ thời gian như trước đây.
Hoạt động kinh doanh/dịch vụ khách hàng là lĩnh vực thúc đẩy mạnh nhất dưới tác động của CMCN 4.0. Khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế số. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều nhằm cải thiện cách thức phục vụ khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ đều được tăng cường với công nghệ số để gia tăng giá trị. Các sản phẩm được tạo ra dựa trên phân tích và tổng hợp dữ liệu về nhu cầu người dùng, đòi hỏi phải có sự liên kết và trao đổi dữ liệu. Việc triển khai dịch vụ trực tuyến của EVN là một bước tiến quan trọng.
Dịch vụ trực tuyến dành cho khách hàng được ứng dụng tại Tổng công ty điện lực Miền Bắc
Ngoài những tác động trực tiếp lên các công đoạn chính của quá trình sản xuất kinh doanh, để triển khai áp dụng CMCN 4.0 vào sản xuất kinh doanh, EVN cũng gặp rất nhiều khó khăn, rào cản. Trước tiên là rào cản về cơ sở hạ tầng khi phần lớn hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị năng lượng hiện nay còn lạc hậu. Tiếp đó các rào cản về nhân lực, tài chính cũng khiến việc triển khai ứng dụng CMCN 4.0 trong ngành điện gặp nhiều khó khăn so với các ngành kinh tế khác. Tuy vậy, với sự quyết tâm cao, EVN đã xây dựng định hướng ứng dụng CMCN 4.0 trong sản xuất điện năng, phân phối điện năng và kinh doanh/ dịch vụ khách hàng.
Trong lĩnh vực phát điện
- Nghiên cứu xây dựng nhà máy điện số.
- Phát triển hệ thống giám sát.
- Cải thiện công tác quản lý vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng nhà máy điện.
- Tối ưu hóa kinh doanh trong lĩnh vực chào giá điện và mua nhiên liệu.
- Phân tích, dự báo.
Trong lĩnh vực truyền tải
- Xây dựng hệ thống điện thông minh.
- Giám sát tình trạng vận hành của từng thiết bị; Giám sát thông tin về hành lang, tình hình tiêu thụ của từng khu vực.
- Ứng dụng thiết bị bay không người lái, camera giám sát vào vào công tác quản lý, bảo dưỡng và giám sát của đường dây truyền tải.
- Giám sát diện rộng (WAMS).
- Giám sát nhiệt động đường dây DLR.
- Nghiên cứu xây dựng trạm biến áp số, ứng dụng AI vào hệ thống truyền tải điện với hệ thống các trạm biến áp không người trực.
- Số hóa CSDL (Big data).
- Ứng dụng tích hợp các thiết bị lưu trữ năng lượng.
Ứng dụng thanh toán hóa đơn tiền điện online
Trong lĩnh vực phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng
- Xây dựng dưới điện phân phối thông minh.
- Xây dựng hệ thống tích hợp nguồn năng lượng phân tán.
- Xây dựng hệ thống quản lý nhu cầu (DSM).
- Điều chỉnh phụ tải (DR).
- Triển khai áp dụng phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI.
- Ứng dụng công nghệ IoT, big data, điện toán đám mây xây dựng kho dữ liệu khách hàng, ứng dụng thanh toán trực tuyến.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ học máy, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám may để xây dựng hệ thống giải đáp thông tin theo yêu cầu của khách hàng.
Nguồn http://congnghiepcongnghecao.com.vn