Thứ ba, 05/11/2024 | 21:44 GMT+7

Mục tiêu chống biến đổi khí hậu được đặt ra tại Hội nghị Paris sẽ tiêu tốn 12 nghìn tỷ đôla

13/02/2016

Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc công ty Bloomberg New Energy Finance và tổ chức phi lợi nhuận Ceres cho biết thế hệ năng lượng tái tạo cần phải được đầu tư hơn 12 nghìn tỷ đôla trong 25 năm tới để đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu mà Hiệp định Paris đã đặt ra.

Báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc công ty Bloomberg New Energy Finance (BNEF) và tổ chức phi lợi nhuận Ceres cho biết thế hệ năng lượng tái tạo cần phải được đầu tư hơn 12 nghìn tỷ đôla trong 25 năm tới để đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu mà Hiệp định Paris đã đặt ra. 

Theo báo cáo này, mục tiêu đầu tư cao hơn khoảng 5.2 nghìn tỷ đôla so với dự thảo chi tiêu, hiện đang ở mức 208 tỷ đôla một năm. 

"Ngành công nghiệp năng lượng sạch có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu cao cả mà Hiệp định Paris đặt ra," chủ tịch công ty BNEF, ông Michael Liebreich nói.

"Tuy nhiên, để đạt được điều này, nguồn kinh phí đầu tư cần phải được tăng lên gấp 2 lần, trong 3 đến 5 năm tới. Việc thu hẹp khoảng cách giữa mục tiêu đầu tư và dự thảo chi tiêu hiện hành vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các nhà đầu tư. Đó là tất cả những gì mà bản báo cáo này đề cập đến."

Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các chính sách ủng hộ của nhà nước để đảm bảo rằng các quốc gia sẽ ngày càng nỗ lực thực hiện cam kết cắt giảm lượng khí CO2 gây ô nhiễm qua các năm. 

Nguồn kinh phí đầu tư vào năng lượng sạch đạt mức cao nhất từ trước đến nay vào năm 2015, nhưng vẫn còn thiếu 200 tỷ đôla so với mức yêu cầu

Khuôn khổ mới

Bản báo cáo này cũng dự đoán trước về việc hình thành một môi trường đầu tư nơi mà xét dưới góc độ cấu trúc tài chính, việc huy động vốn vào năng lượng sạch cũng giống như việc huy động vốn vào các lĩnh vực như giao thông vận tải hay bất động sản. Sự chuyển đổi này sẽ dẫn đến việc các phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng sạch được đầu tư ngày càng nhiều, thông qua hình thức trái phiếu và chứng khoán có tài sản đảm.

Nghiên cứu gần đây của công ty BNEF cho thấy rằng nguồn kinh phí đầu tư vào năng lượng sạch đạt mức cao nhất từ trước đến nay vào năm 2015, lên tới 328.9 tỷ đôla Mỹ - tăng 4% so với năm ngoái và 3% so với kỷ lục được lập ra vào năm 2011.

"Danh mục đầu tư của các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng khác chắc chắn sẽ có khoản đầu tư này," ông Ken Locklin đến từ tập đoàn Impax Asset Management - tập đoàn hợp tác cùng công ty BNEF tiến hành nghiên cứu trên cho biết. "Năng lượng sạch là một yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng thế kỷ 21, do đó sự chuyển đổi này sẽ là nền tảng cho việc đầu tư của chúng tôi trong tương lai."

Anh đang nỗ lực đóng góp công sức vào sự chuyển đổi này bằng cách triển khai kế hoạch Sáng kiến tài chính xanh - một kế hoạch do giám đốc điều hành của các ngân hàng hàng đầu thành phố, các nhà bảo hiểm, kế toán, giáo sư đại học, các nhà quản lý và chính phủ thực hiện nhằm mục đích biến Luân Đôn trở thành trung tâm tài chính xanh nhất thế giới. 

Tuy nhiên, một số giám đốc điều hành bày tỏ lo ngại rằng dường như những thay đổi về chính sách năng lượng tái tạo mà chính phủ Anh đang đưa ra có thể khiến Anh mất cơ hội trở thành trung tâm tài chính xanh hàng đầu thế giới. 

Ngọc Diệp (Theo Edie.net)