Thứ hai, 23/12/2024 | 13:34 GMT+7
Sáng kiến Năng lượng tái tạo ở châu Phi là một dự án hợp tác nhằm mục đích sản xuất 10.000 MW năng lượng sạch trên khắp lục địa này cho tới năm 2020.
Sáng kiến Năng lượng tái tạo ở châu Phi được thành lập bởi đại diện của Liên minh châu Phi tại Hội nghị Bộ trưởng các nước châu Phi về Môi trường do Ngân hàng Phát triển Châu Phi và các nhóm khác tổ chức nhằm ứng phó hiệu quả với những thách thức về biến đổi khí hậu và nghèo đói. Tại hội nghị khí hậu COP21 tại Paris, sáng kiến này đã nhận được hơn 10 tỷ $ tài trợ, chủ yếu từ Liên minh châu Âu, Thụy Điển và Canada. "Sự nhất trí của các vị lãnh đạo từ châu Phi và sự ủng hộ tài chính từ cộng đồng quốc tế mang lại hy vọng cho việc giải quyết những thách thức kép của phát triển bền vững và biến đổi khí hậu", Giám đốc điều hành chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Achim Steiner cho biết.
Các quỹ quốc tế tài trợ cho những nỗ lực của châu Phi để phát triển một nền kinh tế xanh. "Thông qua sáng kiến Năng lượng tái tạo ở châu Phi, chúng ta có thể duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở châu lục này, trên con đường phát triển carbon thấp", Đại diện Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB), Akinwumi Ayodeji Adesina cho biết.
Sau khi mục tiêu đáp ứng đến năm 2020, sáng kiến này sẽ theo đuổi chiến lược năng lượng tái tạo trên khắp lục địa với mục tiêu 300 GW công suất năng lượng tái tạo cho tới năm 2030
Theo Báo Xây dựng