Thứ bảy, 23/11/2024 | 10:50 GMT+7

Chuyển sang dùng 100% năng lượng sạch, Việt Nam được lợi gì?

13/02/2016

Một hình ảnh phác họa những gì người Việt Nam có thể hưởng lợi từ các nguồn năng lượng tái tạo, thông qua nghiên cứu của 2 kỹ sư năng lượng tới từ ĐH Stanford và California.

Chỉ vài thập kỷ nữa là thế giới có thể rời bỏ những loại nhiên liệu hóa thạch để đến với kỷ nguyên của năng lượng sạch, đó là những gì 2 kỹ sư năng lượng đến từ Hoa Kỳ muốn trình bày trước đại diện của hơn 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong khuôn khổ Hội thảo về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc 2015 đang diễn ra tại Paris.

Kỹ sư năng lượng dân sự Mark Jacobson đến từ trường đại học Standford đã cùng với đồng nghiệp của mình tại đại học California – kỹ sư Mark Delucchi – hợp sức xây dựng bản thiết kế năng lượng tương lai cho 139 quốc gia. Những thông tin trong bản thiết kế này sẽ chỉ ra để đạt tới mức 100% năng lượng sạch thì các nước sẽ phải sử dụng bao nhiêu tourbine gió, bao nhiêu tấm pin mặt trời hay bao nhiêu đập thủy điện. Ngoài ra, 2 kỹ sư này còn phân tích khá kỹ càng lợi ích kinh tế của việc chuyển qua sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng tái tạo.

Đơn cử như những người thất nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với 24 triệu việc làm tại công trường xây dựng hoặc 26,5 triệu việc làm tại các vị trí vận hành hệ thống, với tuổi thọ của mỗi vị trí có thể lên tới 35 năm. Điều này sẽ xóa tan nỗi lo của hệ quả hơn 28,4 triệu người sẽ mất việc nếu toàn bộ hệ thống năng lượng chạy nhiên liệu hóa thạch biến mất. Đó là còn chưa kể đến tính mạng của khoảng 3,3 đến 4,6 triệu người đang bị đe dọa bởi ô nhiễm không khí trên toàn cầu sẽ có thể được cứu thoát nếu nhân loại hành động ngay lập tức.

Vậy Việt Nam sẽ như thế nào nếu chúng ta chuyển qua hoàn toàn năng lượng tái tạo? Chúng tôi xin được phép lược dịch công trình nghiên cứu của kỹ sư này:

Rõ ràng, những lợi ích đến từ việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là hoàn toàn không thể phủ nhận khi chúng cải thiện rất nhiều về mặt kinh tế, môi trường cũng như cuộc sống của người dân.

Theo GenK/ScienceAlert