Thứ hai, 23/12/2024 | 17:16 GMT+7

Thị trường turbin gió truyền động trực tiếp sắp phát triển trên toàn thế giới

05/01/2016

Nhờ có Trung Quốc, thị trường turbin gió truyền động trực tiếp được kỳ vọng sẽ phát triển trong thời gian tới

Thị trường turbin gió truyền động trực tiếp (turbin gió không có bánh răng) có khả năng tăng trưởng bền vững trong 10 năm tới khi các nhà máy tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí bảo trì.

Turbin gió không bánh xe có khả năng được sử dụng nhiều nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, và Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc lắp đặt các turbin này. Đất nước này được dự kiến ​​sẽ là thị trường hấp dẫn nhất đối với loại tua-bin này.

Turbin gió truyền động trực tiếp 

So với turbin có bánh xe, turbin gió truyền động trực tiếp được ưa chuông hơn vì chúng ít bị chết máy, tạo ra ít tiếng ồn hơn và có tuổi thọ cao hơn. Tuy nhiên, chi phí trả trước cao và thực trạng ít lao động có tay nghề cao đang gây cản trở cho việc sử dụng rộng rãi loại turbin này.

Các turbin này có thể được phân loại dựa trên cách thức hoạt động và công suất

Xét trên khía cạnh cách thức hoạt động, có 2 loại turbin là máy phát đồng bộ nam châm vĩnh cửu và máy phát đồng bộ chạy bằng điện. Trong hai loại này, máy phát đồng bộ nam châm vĩnh cửu được sử dụng nhiều hơn vì nó tạo ra nhiều năng lượng hơn.

Dựa vào công suất, các tuabin gió truyền động trực tiếp có thể chia thành loại nhỏ, trung bình và lớn. Loại nhỏ có công suất nhỏ hơn 1 triệu Watt, loại trung có công suất từ 1 đến 3 triệu watt, và loại lớn có công suất trên 3 triệu watt.

Dựa trên số lượng turbin đã được lắp đặt và doanh thu, Châu Á Thái Bình Dương và Bắc Mỹ được đánh giá là hai thị trường lớn nhất của loại turbin này. Tây Ban Nha và Đức là 2 quốc gia được kỳ vọng sẽ lắp đặt và sử dụng loại turbin này nhiều hơn.

Nhìn chung, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức và Tây Ban Nha đã đóng góp gần một nửa doanh thu trong tổng doanh thu toàn cầu của thị trường turbin gió truyền động trực tiếp. 

Ngọc Diệp (Theo The Green Optimistic)