Thứ tư, 06/11/2024 | 15:42 GMT+7

Đức đầu tư 1 tỷ euro vào công trình năng lượng mặt trời ở Ấn Độ

07/10/2015

Trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, hiện nay đức đã cam kết hỗ trợ 1 tỷ euro vào các công trình năng lượng mặt trời như là một phần của hợp tác song phương trong ngành năng lượng.

Trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, hiện nay Đức đã cam kết hỗ trợ 1 tỷ euro vào các công trình năng lượng mặt trời như là một phần của hợp tác song phương trong ngành năng lượng.

Tuyên bố chung này được ban hành sau cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ, ông Narendra Modi và Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, nhận định rằng cả hai quốc gia sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong việc xây dựng các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường đối với việc mở rộng các nhu cầu năng lượng của Ấn Độ.  

Theo tuyên bố, việc thực hiện Hợp tác Hành lang Năng lượng Xanh, với tổng cam kết hỗ trợ của Đức là 1,15 tỷ euro vào năm ngoái, đang được triển khai rất tốt.

Thủ tướng Chính phủ Narendra Modi và Thủ tướng Đức Angela Merkel 

“Cả hai quốc gia đã tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng mặt trời Đức - Ấn Độ dựa trên các khoản vay ưu đãi trong khoản hỗ trợ 1 tỷ euro trong 5 năm tiếp theo”, theo tuyên bố. Ấn Độ và Đức nhận thấy rằng năng lượng tái tạo và việc sử dụng năng lượng hiệu quả là các phương pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính tại hai quốc gia.

Ngoài ra, Đức cũng hoan nghênh quyết tâm cao của Ấn Độ trong việc thay đổi ngành năng lượng của nước này bằng việc tăng cường thị phần năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, sản xuất điện năng gắn liền với mục tiêu đạt được mức năng lượng tái tạo là 175 GW vào năm 2022.

Hai bên cũng bày tỏ thiện ý của mình trong việc hợp tác cùng nhau đạt được các cam kết về khí hậu toàn cầu theo Công ước. “Chúng tôi khẳng định rằng nghị định thư, công cụ pháp lý khác hoặc các văn bản đã thống nhất có hiệu lực pháp lý theo Công ước được áp dụng đối với tất cả các bên, sẽ giải quyết cân bằng các vấn đề chuyển giao và phát triển công nghệ, tài chính, điều chỉnh, và xây dựng năng lực, tính minh bạch trong các hành động và hỗ trợ”.

Đức và Ấn Độ cũng nhận thấy rằng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các giải pháp có thể tiếp cận được, áp dụng được và có khả năng chi trả trong các khu vực phát triển các-bon thấp và sản xuất năng lượng tái tạo.

Tuyên bố còn đưa ra thông tin rằng Khối Liên minh Năng lượng tái tạo và Khí hậu Đức-Ấn Độ sẽ tăng cường hợp tác về các vấn đề công nghệ năng lượng và khí hậu, bao gồm nằm trong các diễn đàn hiện tại được tổ chức vì mục đích này. 

“Điều này sẽ đẩy mạnh hơn nữa hội nhập của tất cả các ngành liên quan, hợp tác song phương về các vấn đề năng lượng và khí hậu, và phục vụ cho mục đích này sẽ hoàn thiện hoạt động của các tư doanh và quốc doanh ở hai quốc gia.”

Ngoài ra, hai đất nước này sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa về công nghệ năng lượng tái tạo và khí hậu theo Khối liên minh Năng lượng Tái tạo và khí hậu Đức-Ấn Độ, bao gồm công nghệ năng lượng mặt trời, lưu trữ năng lượng tái tạo, các tòa nhà và thiết bị siêu hiệu quả, cơ sở hạ tầng thủy điện và đường sắt mang hiệu quả năng lượng và công nghệ năng lượng gió ngoài khơi.

Đức và Ấn Độ khẳng định rằng rất nhiều cuộc đàm thoại song phương đã và đang được tổ chức; chẳng hạn như Diễn đàn Năng lượng Đức-Ấn Độ và Hợp tác Công nghệ cao Đức-Ấn Độ đang thực hiện công việc quan trọng trong việc chuyển đổi sang các nền kinh tế các-bon thấp. 

Ngọc Ánh (Theo Business Standard)