Thứ tư, 06/11/2024 | 15:35 GMT+7
Từ ngày 28,29/9, 140 quốc gia thành viên của Khung chương trình Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã hoàn thành việc nộp Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) cho quá trình chuẩn bị Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP21 vào tháng 12 tại Pari.
Trong số những bản đóng góp mới nhất cho COP21, Ấn Độ và Phi-líp-pin, hai quốc gia đang phát triển điển hình đã đề xuất những mục tiêu cứng rắn trong việc cắt giảm phát thải khí.
Ấn Độ - Mục tiêu cắt giảm cường độ carbon của nền kinh tế từ 33-35%
Ấn Độ đã hoàn thành bản Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định cho Liên Hợp Quốc trước thềm Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP21 tại Pari và tháng 12. Trong bản báo cáo của mình, Ấn Độ đặt mục tiêu cắt giảm cường độ carbon của nền kinh tế từ 33-35% tới năm 2030, lấy khởi điểm là mức carbon của năm 2005. Ấn Độ cũng phấn đấu gia tăng công suất năng lượng tái tạo tới 40% tới năm 2030.
Ấn Độ ước tính sẽ thực hiện ba chương trình trị giá 2,5 nghìn tỷ USD trong vòng 15 năm để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và đang lên đề xuất xin tài trợ tỳ Quỹ Khí hậu xanh.
Phi-líp-pin - Cắt giảm 70% phát thải khí nhà kính
Trong bản Báo cáo của mình, chính phủ Phi-líp-pin cam kết cắt giảm 70% phát thải khí CO2 tới năm 2030. Những nỗ lực giảm phát thải của quốc gia này sẽ được hỗ trợ từ việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng, giao thông vận tải, xử lý chất thải và lâm nghiệp, phát ngôn viên của tổng thống Phi-líp-pin cho biết.
Mức độ khả thi của các cam kết về cắt giảm phát thải khí của Phi-líp-pin còn tùy thuộc và nguồn tài chính và những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trước đó, một số quốc gia khác như Nhật Bản cam kết giảm phát thải khí 26%, Trung Quốc là 20%, Thái Lan 20-25%, Indonesia 26%.
Hội nghị thượng đỉnh Paris vào tháng Mười Một sắp tới hướng tới mục tiêu hoàn thành thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý, một nỗ lực to lớn nhằm hạn chế nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng tới 2 độ C (3,6 độ F) trên mức của thời kỳ tiền công nghiệp.
Yến Lê (Tổng hợp)