Thứ bảy, 23/11/2024 | 03:39 GMT+7
Chính quyền tiểu bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ vừa thông báo một chính sách năng lượng tái tạo mới. Trong đó, bao gồm kế hoạch xây dựng hàng loạt cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo với tổng công suất 14,4 GW trong vòng 5 năm tới.
Chính sách này được đưa ra nhằm hướng tới mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng của địa phương lên 15% vào năm 2020.
Kế hoạch nêu trên đặt mục tiêu sẽ lắp đặt thêm 7,5 GW điện mặt trời, trong đó 5 GW điện gió và 1 GW điện sinh khối. Ngoài ra, một số dự án thuỷ điện cỡ nhỏ với công suất 400 MW và điện năng từ chất thải nông – công nghiệp với công suất 500 MW cũng nằm trong tiến trình của kế hoạch này.
Các chuyên gia dự kiến, chi phí đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm nêu trên vào khoảng 640 triệu đô la. Nguồn vốn này sẽ được hỗ trợ chủ yếu từ phía chính quyền địa phương với 600 triệu đô la. Phần vốn còn lại sẽ huy động từ các nguồn xã hội hoá. Đây là một nỗ lực rất lớn từ phía nhà nước trong bối cảnh Ấn Độ vẫn còn là một quốc gia nghèo ở khu vực Nam Á.
Bên cạnh sự hỗ trợ về vốn, nhiều hỗ trợ về cơ chế khác cũng được nêu ra trong chính sách mới của bang Maharashtra. Chính quyền bang đã lệnh cho các dự án năng lượng tái tạo bán điện thông qua đấu giá cạnh tranh thay vì mức giá suất cố định do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Điều này được kỳ vọng sẽ khuyến khích người dân và chính quyền mua điện từ các nguồn năng lượng tái tạo có mức giá phù hợp nhất với điều kiện kinh tế của mình.
Đối với các nhà thầu, chính quyền bang cũng cung cấp nhiều ưu đãi như: miễn hoặc hoàn trả phí phân phối điện sẽ được; các nhà thầu không tham gia hoặc đấu giá không thành công sẽ nhận được quyền bán điện mà không phải chi trả bất cứ khoản tiền nào cho chính quyền.
Anh Tuấn (Theo Cleantechnica)