Thứ bảy, 02/11/2024 | 22:26 GMT+7
Thành công của Đan Mạch
Khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra vào mùa đông năm 1973, giá dầu đã tăng lên gấp 4 và các nước phụ thuộc dầu mỏ rơi vào hoàn cảnh vô cùng điêu đứng. Đan Mạch là một trong những quốc gia như vậy.
Hơn 90% tiết kiệm năng lượng của quốc gia này từ dầu thô nhập. Các công dân Đan Mạch run rẩy trong căn nhà của mình trong khi các nhà máy buộc phải đóng cửa, đèn đường buộc phải tắt và giao thông bị cấm vào chủ nhật.
Sau thời kì đen tối dài đằng đẵng, Đan Mạch đã quyết tâm không để phụ thuộc vào dầu mỏ nữa và quyết định tăng cường khả năng an ninh tiết kiệm năng lượng của mình hơn. Từ đó, họ đầu tư rất mạnh vào các nguồn tiết kiệm năng lượng tái tạo, các biện pháp tiết kiệm năng lượng và sưởi ấm theo quận.
Sưởi ấm theo quận giống như tên gọi của mình: những chiếc lò đun khổng lồ cung cấp tiết kiệm năng lượng cho một quận thông qua hệ thống ống sưởi. Ở Anh, các hộ gia đình mua gas và đẩy vào các lò hơi cá nhân để cung cấp điện năng thì các khu dân cư ở Đan Mạch bỏ qua những chiếc lò nhỏ bé này và thay vào đó là những đường ống nước trực tiếp dẫn hơi nóng vào nhà từ một chiếc lò hơi lớn và tiết kiệm năng lượng hơn.
40 năm sau cuộc khủng hoảng tiết kiệm năng lượng và hệ thống cung cấp nhiệt năng theo quận đã phủ sóng tới 63% số hộ gia đình ở Đan Mạch. Đây đã trở thành một nước xuất khẩu ròng dầu và sẽ giữ vững danh hiệu này tới ít nhất là năm 2018.
Đan Mạch đã xây dựng một hệ thống đường ống khổng lồ bên dưới thành phố của mình, thu gom rác thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, các hệ thống giao thông, kết hợp với hệ thống nhiệt năng tỏa ra từ các nhà máy tiết kiệm năng lượng mặt trời, tuabin gió, hệ thống sưởi bằng khí đốt và các nhà máy nhiệt điện để tạo ra một nguồn cung nhiệt năng sưởi ấm giá rẻ và hiệu suất cao.
Anh tiếp bước Đan Mạch
Chính phủ ở Anh đang cố gắng để tăng số hộ gia đình kết nối với hệ thống sưởi theo quận. DECC (Ủy ban môi trường và biến đổi khí hậu) thấy rằng con số kết nối tăng chóng mặt từ vỏn vẹn 2% (dưới 200 ngàn hộ trên cả nước) lên 20% vào năm 2030 và 40% vào năm 2050. Để thực hiện hóa điều này, DECC đã phải cung cấp một khoản tiền 7 triệu bảng để tiến hành các nghiên cứu về hệ thống nhiệt năng theo quận.
Có hơn 50 chính quyền địa phương ở Anh đã chấp nhận lời đề nghị từ phía Chính phủ. Họ sẽ được thưởng 4 triệu bảng và vẫn còn dư 3 triệu trong ngân quỹ.
Chính quyền thành phố London đặt mục tiêu 25% lượng năng lượng cung cấp sẽ đến từ các nguồn cung ở địa phương vào năm 2025. Bước đầu tiên là tạo ra một hệ thống bản đồ cung cấp nhiệt năng ở London. Nó sẽ cho biết các nhà máy tiết kiệm năng lượng ở London đặt ở đâu, nguồn cung rác phế thải của chúng và hệ thống cung cấp nhiệt năng sẽ đặt ở chỗ nào.
Việc tái cấu trúc khu vực quanh nhà ga King Cross ở London sẽ thay thế bằng 2000 ngôi nhà mới, tất cả được kết nối với hệ thống sưởi theo quận. Khoảng 10000 ngôi nhà nữa sẽ được xây dựng ở khu vực công viên Olympic Nữ hoàng Elizabeth cũng sẽ được hưởng lợi từ dự án này. Một chương trình khác ở Pimlico đang triển khai và sẽ cung cấp nhiệt năng cho 3000 căn nhà.
Tim Rotheray, giám đốc của tổ chức năng lượng và nhiệt năng kết hợp nói rằng đơn vị của ông chưa bao giờ bận rộn như hiện nay: “Chính quyền địa phương thực sự hào hứng với vấn đề này. Họ bắt đầu nhận ra rằng nó đáng lẽ phải triển khai trên toàn châu Âu từ nhiều thập kỷ trước mới phải.”
Quang Minh (The Guardian)