Thứ bảy, 23/11/2024 | 05:55 GMT+7

Australia chuyển hướng mạnh sang nguồn điện hiện đại

12/12/2014

Đối mặt trước áp lực nhãn tiền do nạn ô nhiễm khí thải nhà kính, toàn thế giới, cả nước giàu lẫn nước nghèo, đều đang tìm mọi cách đến với nguồn năng lượng sạch.

Đối mặt trước áp lực nhãn tiền do nạn ô nhiễm khí thải nhà kính, toàn thế giới, cả nước giàu lẫn nước nghèo, đều đang tìm mọi cách đến với nguồn năng lượng sạch. Điều này đặc biệt đúng đối với các nước mà bầu không khí đã quá vẩn đục khí độc cacbonic phát ra từ hàng loạt nhà máy điện dùng than đá như Australia.

702f936a4_20141210130013belchatow_1.jpg
 
Nhà máy điện Belchatow (Ba Lan) chạy than lớn nhất châu Âu.
 
Đi trước một trong mục đích tối thượng - làm sạch môi trường sống đất nước mình là hai nước có nền kinh tế tầm cỡ trung bình Ba Lan và Ấn Độ. Và bây giờ là một nước thuộc hạng loại phát triển cao, nước Úc (Australia).
 
Ngoài ra, chính phủ Australia đã cam kết đến năm 2020 sẽ giảm 5% lượng khí thải so với mức của năm 2000, nhưng các nhà hoạt động môi trường cho rằng con số này còn quá ít, mà phải tăng lên mức 15%. Rõ ràng, tình thế buộc Australia phải tiếp cận ngay với các nguồn điện năng hiện đại.
 
Điện hạt nhân
 
Sau Kazakhstan và Canada, nước Australia sản xuất urani lớn thứ ba trên thế giới nhưng nhiều năm qua vẫn làm ngơ với việc sử dụng năng lượng hạt nhân, vì nước này cũng rất giàu tài nguyên than đá và khí tự nhiên. Song, cũng vì lẽ đó mà Australia đã bị rơi vào số những nước gây ô nhiễm không khí nhiều nhất thế giới tính theo đầu người dân, nếu tính từ sử dụng điện năng bởi các nhà máy nhiệt điện đến cả lượng than xuất khẩu.
 
Sau nhiều năm chần chừ và e ngại với điện hạt nhân, mặc dù là một nước có trữ lượng nhiên liệu uranium cho lò phản ứng thuộc loại hàng đầu thế giới, bây giờ bỗng đưa ra quyết định dứt khoát.
 
Ngay tuần trước, ngày 1/12/2014, Tony Abbot, Thủ tướng Australia tuyên bố nước Australia chấp nhận sử dụng năng lượng hạt nhân. Ông cũng nói rõ lý do là do phải đối mặt trước áp lực lớn phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
 
Ông Abbot còn nói thêm rằng, ông ủng hộ việc phát triển năng lượng hạt nhân ở Australia không phải do nước này thiếu điện mà do cần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Rất có thể quyết định trên được đưa ra là do trước đó một tháng hai nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc - bất ngờ thông báo một thỏa thuận về tăng cường các nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
 
Điện Mặt Trời
 
Điện Mặt trời vẫn là một trong những nguồn điện tái tạo quan trọng “nhất, nhì, ba” trên Trái đất, bên cạnh thủy điện, điện gió. Có hai loại công nghệ sản xuất điện mặt trời được phát triển rộng rãi, đó là: Công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời CSP (concentrated solar power) và Công nghệ quang điện SPV (Solar Photovoltaic). Ở Australia, như nhiều quốc gia khác, các nhà máy điện mặt trời cũng sử dụng công nghệ hội tụ CSP lẫn công nghệ quang điện SPV, nhưng đáng kể vẫn là công nghệ SPV.
 
Từ năm 2010 trở về trước, trong bảng xếp hạng các nước thuộc tốp 10 căn cứ vào số liệu về tổng điện năng sản xuất theo công nghệ SPV không có tên nước Australia. Nhưng đến nay (chính xác là cuối tháng 1/2014), Canberra đã nhảy vào TOP TEN và đẩy New Delhi xuống thấp và đạt tổng điện năng mặt trời 3,159 GigaWatt (GWp) và tỷ lệ điện năng MT/tổng điện năng QG = 1,2%.
 
Với chính sách năng lượng mới của chính phủ Australia, như lời tuyên bố nói trên của thủ tưởng Tony Abbot, đà phát triển năng lượng mặt trời của nước này sẽ tiến nhanh.
 
28cc5147e_20141210130150unsw2.jpg

Trường UNSW (Úc) vừa tạo hệ thống pin năng lượng mặt trời với hiệu suất chuyển đổi 40% ánh sáng mặt trời thành điện. 
 
Và một sự kiện mới đây nhất sau đây có thể xem như một dấu hiệu về năng lực phát triển các nguồn điện năng mới của Australia. Nhóm nghiên cứu năng lượng mặt trời tại trường Đại học New South Wales (UNSW) tuyên bố họ vừa tạo ra được một hệ thống có thể chuyển đổi được 40% ánh sáng mặt trời thành điện năng, giành danh hiệu hệ thống quang điện năng lượng mặt trời hiệu suất cao nhất trên thế giới đến thời điểm này.
 
Các nhà nghiên cứu năng lượng mặt trời tại UNSW đã đạt được rất nhiều thành công trong lĩnh vực năng lượng mặt trời trong 4 thập niên qua bao gồm hệ thống qang điện đầu tiên đạt tỉ lệ chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện với hiệu suất trên 20% từ năm 1989.
 
Ivor Frischknecht, nhân vật CEO của Cơ quan năng lượng tái tạo Úc (ARENA), cơ quan tài trợ cho nghiên cứu, nhận định: Chúng tôi hi vọng … sẽ thực hiện các bước đi, từ mẫu thử cho đến thí điểm trình diễn quy mô lớn. Và cuối cùng sẽ là các nhà máy điện mặt trời thương mại hiệu quả hơn, làm cho dạng năng lượng tái tạo này rẻ hơn và tăng thêm tính cạnh tranh với các dạng năng lượng khác.
 
Australia đã bước chân vào các nguồn điện năng hiện đại: Điện Hạt nhân và Điện Mặt Trời.

Theo VietNamNet