Thứ bảy, 23/11/2024 | 14:21 GMT+7

Đánh thuế cacbon để giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch

14/12/2014

Trong 20 năm tới, kinh tế thế giới sẽ phải chuyển hướng đầu tư từ các nguồn năng lượng nhiều carbon hiện tại sang các nguồn năng lượng ít carbon nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu và những thiệt hại do tình trạng này gây ra.

Trong 20 năm tới, kinh tế thế giới sẽ phải chuyển hướng đầu tư từ các nguồn năng lượng nhiều carbon hiện tại sang các nguồn năng lượng ít carbon nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu và những thiệt hại do tình trạng này gây ra.

Đó là lời kêu gọi của nhà kinh tế học về môi trường Nicholas Stern đưa ra ngày 6/11 tại Paris (Pháp).
Nhà kinh tế học người Anh cho biết hai thập kỷ tới sẽ là giai đoạn đặc biệt và cần phải có sự quản lý đầu tư trọng điểm.

Theo ông Stern, nếu đầu tư trọng điểm tập trung vào đô thị hóa, các hệ thống năng lượng và sử dụng đất đai hợp lý, loài người sẽ đi đúng hướng. Stern ước tính trong 15 năm tới, đầu tư toàn cầu cho hệ thống hạ tầng cơ sở sẽ ở mức 90 nghìn tỷ USD và việc đầu tư vào các nguồn năng lượng có chứa hàm lượng carbon thấp chỉ tốn thêm vài nghìn tỷ USD.
e21c27ebe_monitor_greenenergy.jpg

Hơn nữa, giá thành sử dụng năng lượng tái sinh đã giảm đáng kể trong 10 năm nay và điều này có thể giúp chúng ta thay đổi tình hình. Theo chuyên gia này, thế giới có thể đạt được tốc độ tăng trưởng tốt hơn đi kèm với môi trường sạch hơn và hiệu quả hơn trong sử dụng năng lượng.

Theo ông, việc áp dụng một số phương pháp như "thuế carbon," giảm dần việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch và các giải pháp công nghệ hiện đại trong giao thông công cộng và dự trữ điện đồng thời sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh sẽ giúp con người đạt được mục tiêu này.

Đầu tháng 11 vừa qua, các chuyên gia về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cảnh báo thời gian để đạt mục tiêu kiềm chế mức nóng lên toàn cầu trong giới hạn 2 độ C như thời kỳ trước Cách mạng Công Nghiệp không còn nhiều.

Dự đoán đến năm 2100, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng tới 4 độ C.
Theo Nhịp sống số