Thứ bảy, 23/11/2024 | 04:36 GMT+7

Ấn Độ công bố Kế hoạch Dự án Năng lượng Gió ngoài khơi công suất 300 MW

24/10/2014

Các công ty năng lượng gió của Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án ngoài khơi khi biết chính phủ đang có kế hoạch gia tăng đáng kể công suất sử dụng năng lượng gió hàng năm.

Các công ty năng lượng gió của Ấn Độ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án ngoài khơi khi Chính phủ nước này đang có kế hoạch gia tăng đáng kể công suất sử dụng năng lượng gió hàng năm.

Vừa qua, “Người khổng lồ gió của Ấn Độ Suzlon Energy đã công bố kế hoạch xây dựng một dự án gió ngoài khơi công suất 300 MW tại bang Gujarat. Việc tích hợp chính sách một cửa cho các dự án năng lượng gió ngoài khơi dự kiến ​​sẽ triển khai trong năm tới đã tạo điều kiện cho Suzlon phát triển dự án này. 

Ông Tulsi Tanti, Chủ tịch Tập đoàn Suzlon cho biết, việc nghiên cứu kỹ thuật thương mại cho dự án đang được tiến hành. Dự kiến sẽ khởi công xây dựng ​​vào năm tới.

Kế hoạch được công bố chỉ vài ngày sau khi Bộ Năng lượng mới và tái tạo (MNRE) ký một thỏa thuận với các công ty nhà nước và các đối tác thành lập công ty liên doanh để triển khai dự án năng lượng gió ngoài khơi đầu tiên ở Gujarat.

Một số nghiên cứu kỹ thuật, thương mại và môi trường hiện đang được tiến hành dọc bờ biển Gujarat và Tamil Nadu nhằm xác định các khu vực tiềm năng cho phép phát triển năng lượng gió ngoài khơi.

69e0cdf54_nang_luong_gio.jpg

Gujarat là vùng đất thuận lợi để phát triển điện gió do sở hữu bờ biển rộng lớn. 

Năng lượng gió là công nghệ năng lượng tái tạo chín muồi nhất ở Ấn Độ, với hệ thống các dự án có tổng công suất hơn 22 GW trên đất liền. 7.600 km bờ biển cũng tạo ra tiềm năng to lớn cho việc phát triển các trang trại gió ngoài khơi ở Ấn Độ. 

Việc công bố Dự thảo Chính sách Quốc gia về Năng lượng Gió Ngoài khơi và dự kiến thành lập một Cơ quan Năng lượng Gió Quốc gia càng thúc đẩy các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi đang phát triển.

Hàng năm Ấn Độ sản xuất thêm khoảng 2.500 MW công suất gió. Chính phủ mới có kế hoạch tăng con số này lên 10.000 MW và dự kiến ​​sẽ khởi động một Nhiệm vụ Quốc gia về Năng lượng Gió để sớm đạt được mục tiêu này.

Yến Phạm (Theo Cleantechnia.com)