Thứ sáu, 08/11/2024 | 03:51 GMT+7
Trong
khuôn khổ triển lãm “Công trình xanh: Triển lãm nghệ thuật và phương tiện nghe
nhìn” tổ chức tại Hà Nội, đã diễn ra Diễn đàn đối thoại đa chiều với chủ đề “Công
trình xanh cho tăng trưởng bền vững”.
Đây
là diễn đàn để các bên bao gồm: chủ đầu tư công trình, cơ quan chính phủ, đơn vị
tư vấn, chuyên gia quốc tế và các cơ quan truyền thông chia sẻ và thảo luận về
việc nâng cao nhận thức xã hội về sử dụng năng lượng hiệu quả và công trình
xanh tại Việt Nam.
Tiết kiệm năng lượng: Tiêu chuẩn
quan trọng của công trình xanh
Chia
sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường, Bộ Xây dựng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển các
công trình xanh. Bởi, một trong những tiêu chuẩn quan trọng của công trình xanh
là tiết kiệm năng lượng. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam được dự đoán sẽ phải đối
mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng vào năm 2020.
Một trong những hành động của Chính phủ, mà cụ thể là Bộ Xây Dựng nhằm thúc đẩy công trình xanh tại Việt Nam là việc ban hành QCVN 09:2013/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình xây dựng và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Các đại biển tham dự Diễn đàn Công trình xanh cho sự phát triển bền vững
Quy chuẩn này đưa ra những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Trung Hòa, điểm khác biệt của của Quy chuẩn mới QCVN 09:2013/BXD so với với Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành năm 2005 là việc lựa chọn
những yếu tố đơn giản hơn, cụ thể hơn, có tác động trực tiếp đến việc sử dụng
năng lượng tại các tòa nhà.
Việc triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong ngành xây dựng đã được tiến hành từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế, hoạt động này đã dần trở lên phổ biến hơn. Trong đó, việc triển khai tập huấn cho các cơ quan nhà nước, đôi ngũ kiến trúc sư và sinh viên theo học ngành kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về công trình xanh.
Khó khăn và thách thức
Diễn đàn cũng ghi nhận những chia sẻ của ông Poul Kristensen, một
chuyên gia công trình xanh đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và
các nước trong khu vực. Theo ông Poul, một trong những khó khăn khi thúc đẩy
phát triển công trình xanh tại Việt Nam là những yêu cầu về hiệu quả năng lượng
thường được đưa ra khá muộn, sau khi bản thiết kế công trình đã hoàn thành. Dó
đó, chủ đầu tư công trình xây dựng cần trao đổi, đưa ra yêu cầu cho kỹ sư xây dựng
trước khi họ bắt tay vào thiết kế bản vẽ, tránh những phát sinh, sửa chữa gây tốn
kém về sau.
Ngoài ra, đội ngũ kiến trúc sư trong nước còn thiếu kinh nghiệm
trong việc thiết kế các công trình xanh cũng là một trở ngại đối với Việt Nam. Để
khắc phục vấn đề này, khi thiết kế tòa nhà, các kiến trúc sư cần phối hợp với
các chuyên viên kỹ thuật lắp đặt hệ thống điều hòa, chiếu sáng, thông gió… để đạt
hiệu quả cao nhất về sử dụng năng lượng.
Mô hình tòa nhà tại triển lãm “Công trình xanh: Triển lãm nghệ thuật và phương tiện nghe nhìn”
Ngoài
những khó khăn nên trên, theo ông Nguyễn Hoàng Phương, Biên tập viên của
tạp chí Ashui.com, thuộc Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, khái niệm
“Công trình xanh” vẫn còn bị hiểu lầm. Với nhiều người, “xanh” được hiểu là yếu
tố bên ngoài của công trình như có nhiều cây xanh, mà chưa bao gồm các khái niệm
về tiết kiệm năng lượng.
Đại
diện Nhóm ngân hàng Thế giới, ông Nguyễn Văn Làn, cho biết tổ chức này đã và
đang hợp tác, hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, cắt giảm
năng lượng tiêu thụ trong các nhà tòa nhà là ưu tiên hàng đầu của tổ chức này.
Thanh Xuân