Thứ sáu, 22/11/2024 | 19:07 GMT+7

IEA coi trọng nguồn năng lượng truyền thống

21/11/2013

Bàn về thị trường khí đốt toàn cầu, IEA dự đoán rằng nhu cầu khí đốt sẽ ngày càng lớn.

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Mỹ không thể thay đổi cán cân nhiên liệu bằng hydrocarbon đá phiến sét. Vì vậy, dựa vào nhiên liệu này để phân phối lại thị trường dầu mỏ là điều không tưởng. Chỉ các nước khai thác hydrocarbon theo phương pháp truyền thống mới đủ khả năng đáp ứng nhu cầu dầu mỏ của nền kinh tế toàn cầu.

Gần đây, việc khai thác dầu khí đá phiến mới được thế giới quan tâm. Mỹ bắt đầu đi vào sản xuất công nghiệp trong những năm 2000. Khi ấy, người ta tin rằng, đá phiến sét sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng trong thị trường nhiên liệu. Tuy nhiên, các chuyên viên của IEA đưa ra nhận định: cho rằng thế giới bước vào kỷ nguyên giàu nguồn năng lượng là một đánh giá sai lầm lớn. Các công nghệ hiện đại và giá nhiêu liệu cao đã cho phép phát triển các mỏ dầu đá phiến sét mới. Nhưng chỉ sau 10 năm, sự bùng nổ này sẽ bão hòa. Theo kịch bản của IEA, tương lai vẫn thuộc về dầu mỏ truyền thống vốn có giá thành khai thác rẻ hơn.

Chẳng ai chấp nhận trả giá gấp bội cho mỗi thùng dầu - chuyên gia Liên đoàn Các nhà dầu mỏ Nga, ông Rustam Tankan phân tích: “Ví dụ, chi phí sản xuất dầu ở Nga dao động từ 2 đến 14 đô la/thùng, trong khi chi phí chiết xuất dầu đá phiến sét là khoảng 80 đô la/thùng. Với mức giá thị trường 100 đô la và cao hơn, dầu đá phiến sét vẫn có thể được đòi hỏi. Nhưng khi giá giảm trên 10 đô la, dầu đá phiến sét sẽ hoàn toàn không có lợi nhuận.”

Bàn về thị trường khí đốt toàn cầu, IEA dự đoán rằng nhu cầu khí đốt sẽ ngày càng lớn. Trong 20 năm qua, mức tiêu thụ đã tăng hơn một phần ba. Chủ yếu tập trung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đặc biệt là Trung Quốc - ông Fatih Birol, một nhà kinh tế hàng đầu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết: “Chúng tôi dự đoán trong 20 năm tới, nhu cầu khí đốt ở châu Âu sẽ không tăng nhiều. Trong khi đó, chúng tôi chờ đợi nhu cầu khí đốt tự nhiên ở Trung Quốc tăng trưởng mạnh - quốc gia dự kiến thay thế than đá, vốn là loại nhiên liệu gây ô nhiễm nặng cho môi trường. Như vậy, thị phần đáng kể nhu cầu khí đốt trên thế giới sẽ thuộc về Trung Quốc. Quốc gia có triển vọng trở thành nhà tiêu thụ khí đốt Nga lớn nhất.”

d309dc288_4ria_152693_preview.jpg

"Mỹ không thể thay đổi cán cân nhiên liệu bằng hydrocarbon đá phiến sét. Vì vậy, dựa vào nhiên liệu này để phân phối lại thị trường dầu mỏ là điều không tưởng..."

Nga và Trung Quốc hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt từ lâu. Hai bên tập trung vào việc cung cấp các hydrocarbon truyền thống và có hiệu quả. Matxcova và Bắc Kinh đã ký hiệp định phân phối khí đốt từ các mỏ ở Tây và Đông Siberia. Khối lượng xuất khẩu lên đến 68 tỷ mét khối khí mỗi năm. Khí đốt sẽ đi qua hai đường ống Sila Siberia và Altai. Hai bên còn nghiên cứu khả năng bán nhiên liệu cho Trung Quốc từ Viễn Đông, qua các dự án Sakhalin-1 và Sakhalin-2.

Thêm một dự án quan trọng được Trung Quốc lưu ý tới là Yamal-LNG. Nhà điều hành dự án - Novatek, một doanh nghiệp sản xuất khí đốt độc lập và lớn của Nga. Nhà máy khí hóa lỏng sẽ đảm bảo cho Trung Quốc tới ba triệu tấn LNG hàng năm trong vòng mười lăm năm. Hợp đồng có triển vọng được mở rộng.

Rosneft bán dầu mỏ Nga cho người tiêu dùng Trung Quốc đã nhiều năm nay. Rosneft hiện đáp ứng nhu cầu 15 triệu tấn dầu hàng năm của Trung Quốc, thông qua nhánh dẫn từ đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương.

Phương án dầu mỏ truyền thống vẫn có triển vọng lớn hơn, - ông Rustam Tankan tiếp tục nhận định: “Dầu mỏ thông thường, chẳng hạn như dầu Urals của chúng tôi hoặc dầu Saudi Arabia, đủ đáp ứng nhu cầu và sẽ gia tăng nguồn dự trữ. Theo tôi, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng tính rằng, dầu đá phiến sét vẫn còn là một triển vọng lạ lẫm.”

Đứng về phía nhiên liệu truyền thống, trong năm nay Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với Rosneft về tăng cung cấp dầu mỏ. Đến năm 2019, dòng dầu thô của Nga đổ vào Trung Quốc sẽ đạt con số 37,8 triệu tấn một năm.

Theo Vietnamese.ruvr.ru