Thứ ba, 05/11/2024 | 15:01 GMT+7
Nhu cầu năng lượng sơ cấp đến năm 2030 là trên 250 triệu TOE, tăng gấp 5 lần so với 2010. Thuỷ điện lớn sẽ khai thác hết trong thập kỷ này. Tài nguyên các nguồn năng lượng hoá thạch (than, dầu và khí) có hạn.
Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than cho điện, dự kiến sau 2015,
đồng thời phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung và giá năng lượng thế giới. Điều nay
là một thách thức ăn ninh năng lượng và phát triển bền vững cho Việt Nam.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia (quyết định số 1855/QĐ-TTg, 27/12/2007) nhấn mạnh định hướng phát triển năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện Năng Lượng - Nguyễn Anh Tuấn
– cho rằng, thực tế, điều tra quy hoạch các
dạng nặng lượng tái tạo chưa được đánh giá đầy đủ.
Tới đây, cần có kế hoạch và đầu tư đáng cho điều tra bổ sung
cho các số liệu, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để có kế
hoạch đầu tư, khái thác hợp lý.
Giá năng lượng phải được hình thành và phát triển thị trường
năng lượng cạnh tranh. Tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tránh và giảm nhẹ các
tác động ô nhiễm trong các khâu hoạt động năng lượng để bảo vệ môi trường.
Chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo đang được dự thảo, hướng tới từng bước tháo gỡ những trở ngại cơ chế tài chính cho nghiên cứu, đầu tư khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Chiến lược cũng nhằm tạo cơ chế khuyến khích nhằm huy động
tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế. Kết hợp giữa cơ chế thị trường và hỗ
trợ thích hợp của Nhà nước cho phát triển năng lượng tái tạo.
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, một là, ưu tiên và hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cho
sản xuất điện dựa trên hiệu quả về kinh tế và phục vụ mục tiêu điện khí hóa
nông thôn. Hai là, đẩy mạnh ứng dụng
các công nghệ NLTT cho sản xuất, sử dụng nhiệt năng và nhiên liệu sinh học.
Giai đoạn 2021 đến 2030 tập trung khai thác một lượng lớn
các nguồn năng lượng tái tạo trong nước một cách hiệu quả, theo cơ chế thị trường.
Giai đoạn từ sau 2030 đến năm 2050 khai thác tối đa các
nguồn NLTT&M; đẩy mạnh thị trường công nghệ NLTT; tăng tiềm lực nghiên cứu
phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ NLTT&M.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Quy hoạch điện VII theo hướng tăng nhanh tỷ trọng năng lượng tái tạo sản xuất điện, tham gia 5,6% và 9,4% tổng công suất nguồn điện và đáp ứng 4,5% và 6% tổng nhu cầu điện vào năm 2020 và 2030 tương ứng (QĐ 1206/QĐ-TTg,21/7/2011).
Quyết định về cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió (QĐ số 37
QĐ-TTg,6/2011), quyết định về chính sách tài chính cho các dự án đầu tư theo
CDM (QĐ 130,2007)…
Bộ Công Thương cũng ban hành biểu mẫu giá Chi phí tránh
được cho các dự án Thủy Điện Nhỏ ( QĐ 18,2008), giao Viện Năng lượng lập: “Chiến
lược phát triển NLTT đến 2030, tầm nhìn đến 2050”, giao các tư vấn ngành điện lập
Quy hoạch điện gió các vùng trên cả nước.
Mục tiêu phát triển điện tái tạo nối lưới trong Quy hoạch
điện VII, ưu tiên phát triển nguồn điện tái tạo đáp ứng 4,5% và 6% tổng nhu cầu điện vào năm 2020 và năm
2030.
Quy hoạch phát triển nguồn điện, điện gió 1000MW vào năm
2020 và 6200MW vào năm 2030, điện sinh khối 500MW vào năm 2020 và 2000MW vào
năm 2030, các dạng năng lượng tái tạo khác 2700MW vào năm 2020 và 5600MW vào
năm 2030.
Việt Nam có sẵn các nguồn NLTT như gió thủy điện nhỏ,
sinh khối, mặt trời, địa nhiệt… Nhà nước cũng đã quan tâm và có chiến lược và chính sách hỗ trợ. Bộ Công Thương
đang xúc tiến nhiều chương trình khuyến khích phát triển NLTT.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, thách thức đặt ra là thiếu đầu
tư cho đánh giá tiềm năng và xây dựng cơ sở dữ liệu, giá năng lượng truyền thống
vẫn còn yếu trợ cấp, bù giá; cơ chế tài chính chưa đủ mạnh cho khuyến khích
NLTT; đối tượng sử dụng nhiều NLTT thường ở các vùng sâu, kém khả năng chi trả;
chậm triển khai các quy hoạch chi tiết theo dạng NLTT
Hiện nay, mới đang
triển khai lập Quy hoạch điện gió toàn quốc; chưa có biểu giá điện hỗ trợ các
loại NLTT khác như: sinh khối, biogass, địa nhiệt và mặt trời; nhận thức và
năng lực cho phát triển NLTT/sinh khối còn hạn chế, ông Tuấn cho biết.
Chiến lược phát triển NLTT đến năm 2030, tầm nhìn đến
2050( dự thảo trình Chính phủ) trên quan điểm, một là, từng bước tháo gỡ những
trở ngại về thể chế, chính sách và cơ chế tài chính cho nghiên cứu, đầu tư khai
thác và sử dụng các nguồn NTT ở Việt Nam.
Hai là, tạo cơ chế khuyến khích nhằm huy động tối đa nguồn
lực từ các thành phần kinh tế. Kết hợp giữa cơ chế thị trường và hỗ trợ thích hợp
của Nhà nước một cách hiệu quả, minh bạch cho phát triển NLTT.
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, ưu tiên và hỗ trợ
phát triển các nguồn NLTT cho sản xuất điện cung cấp bổ sung cho lưới điện quốc
gia dựa trên hiệu quả về kinh tế. Hỗ trợ đầu tư phát triển các chương trình, dự
án cấp điện tại chỗ bằng nguồn NLTT phục vụ mục tiêu điện khí hóa nông thô. Đẩy
mạnh ứng dụng các công nghệ NLTT cho sản xuất, sử dụng nhiệt năng và nhiên liệu
sinh học trên cơ sở hiệu quả và bền vững.
Giai đoạn từ 2021 đến 2030 tập trung khác thác một lượng
lớn các nguồn NLTT trong nước một cách có hiệu quả, theo cơ chế thị trường.
Giai đoạn từ sau
2030 đến năm 2050, khai thác tối đa các nguồn NLM&TT.
Định hướng đến năm 2050, thứ nhất, tập trung nguồn lực,
khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng NLTT trong nước bẳng những công nghệ tiên
tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng miền, mang lại hiệu
quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ hai, phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ NLTT,
ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, và cung cấp dịch vụ trong nước.
Tăng cường tiềm lực cho nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dung các dạng
công nghệ NLTT, đặc biệt là các dạng công nghệ năng lương mới.
Thanh Huyền