Thứ sáu, 10/01/2025 | 23:38 GMT+7

Đan Mạch tập trung vào tăng trưởng xanh

22/07/2013

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Nielsen, cho biết: “Đan Mạch sẽ giảm hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam”.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Nielsen, cho biết: “Đan Mạch sẽ giảm hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam”.

1b87a86b8_nlmt_nlgio.jpg

Năng lượng mặt trời và năng lượng gió được Đan Mạch chú trọng hướng tới đầu tư ở Việt Nam

Quan hệ hợp tác với Việt Nam- Đan Mạch thay đổi, viện trợ ODA có thay đổi không, thưa ông?

Đan Mạch đang cố gắng chuyển mối quan hệ hợp tác phát triển từng có trước đây sang quan hệ thương mại. Trong 2 năm (2013- 2014), Đan Mạch sẽ giải ngân 100 triệu USD hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Khoản hỗ trợ phát triển này tương đối cao và sẽ được tiếp tục trong một vài năm nữa, tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng xanh với trọng tâm là sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái chế; chống biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý nhà nước và cải cách hành chính.

Khoản ODA trong 2 năm (2013- 2014) tập trung nhiều nhất cho lĩnh vực nào?

Trong khoản hỗ trợ lần này, lĩnh vực chống BĐKH chiếm 25%; nước sạch và vệ sinh 15%; tăng trưởng xanh 20%; số còn lại rải ra các lĩnh vực khác. Chúng tôi tập trung vào BĐKH nhiều hơn vì đó là thế mạnh của Đan Mạch. Hiện nay, tại tỉnh Quảng Nam và Bến Tre, chúng tôi hỗ trợ các biện pháp thích ứng với BĐKH, giới thiệu cho người dân địa phương mô hình máy bơm năng lượng mặt trời. Ở những nơi không có điện, người dân địa phương có thể dùng loại máy bơm này để tự cung cấp nguồn nước cho mình.

Ông có thể nói rõ hơn về thế mạnh của Đan Mạch trong lĩnh vực năng lượng hiệu quả?

Các công ty của Đan Mạch có công nghệ, kinh nghiệm trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Thời gian qua, Đan Mạch và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này. Năm 2012, chúng tôi đã thực hiện sáng kiến sử dụng năng lượng hiệu quả trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và tổ chức kiểm toán năng lượng. Hãng Vestas (Đan Mạch) là một công ty hàng đầu thế giới về sản xuất tuabin gió. Họ đang ở phía Nam của Việt Nam để nghiên cứu về những địa điểm có thể khai thác nguồn năng lượng gió tốt nhất.

Trong 2 năm (2013- 2014), Đan Mạch sẽ giải ngân 100 triệu USD hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Khoản hỗ trợ phát triển này sẽ tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng xanh. Đan Mạch là một quốc gia nhỏ, nhưng tỷ lệ công ty có mặt ở Việt Nam khá cao, thời điểm hiện tại là 140 công ty. Chúng tôi đang cố gắng làm đầu mối để các công ty Đan Mạch hợp tác với các công ty của Việt Nam trong các lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả, xử lý nguồn nước thải và tăng trưởng xanh. Nhưng phía Đan Mạch nhận thấy còn một số vấn đề tồn tại, ví dụ các quy định, luật lệ, giá năng lượng ở Việt Nam, cần được xem xét trong tương lai để hai bên có thể hợp tác hiệu quả.

Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư của Việt Nam?

Hai năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng nhất địnhtrong việc ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư. Nhưng nếu so sánh với một số nước khác, Việt Nam phải cố gắng hơn nữa để đem lại sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. Một vấn đề nữa là lực lượng lao động của Việt Nam có trình độ thấp và thiếu kỹ năng. Chúng tôi cũng mong chờ phía Việt Nam có những nỗ lực cao hơn nữa trong việc đối phó với tham nhũng.

Ông nói giá mua điện gió thấp là một trong những lý do hạn chế phát triển năng lượng gió tại Việt Nam. Ông có khuyến nghị nào cho vấn đề này?

Giá mua điện gió thấp thực sự ảnh hưởng đến việc đầu tư. Tôi có một khuyến nghị nhỏ, chừng nào Việt Nam chưa có cơ chế thị trường minh bạch, rõ ràng, thì chừng đó, các nhà đầu tư chưa cảm thấy tin tưởng.

Xin cảm ơn ông!
Theo Công Thương Online