Thứ sáu, 27/12/2024 | 00:39 GMT+7

Cuộc cách mạng năng lượng xanh bùng nổ ở vùng Vịnh

12/07/2013

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về các dạng năng lượng tái tạo diễn ra hồi đầu năm 2013 tại Abu Dhabi, thủ đô Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất có sự tham gia của 150 quốc gia.

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về các dạng năng lượng tái tạo diễn ra hồi đầu năm 2013 tại Abu Dhabi, thủ đô Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất có sự tham gia của 150 quốc gia. Hội nghị đã khởi động kế hoạch tăng gấp đôi tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo từ nay cho đến năm 2030.

0750c70eb_13.07.05_vung_vinh.jpg

Cánh đồng năng lượng mặt trời tại vùng Vịnh

Từ trung tâm vùng sa mạc đến thủ đô Abu Dhabi khoảng 140 km là một dãy gương uốn cong lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Công nghệ hội tụ năng lượng mặt trời tại vùng Trung Đông sẽ sớm cung cấp nguồn năng lượng thân thiện với môi trường cho hơn 20.000 hộ gia đình. Mục tiêu năm 2020 của đất nước giàu dầu mỏ này là 7% năng lượng được sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo. Khác với Abu Dhabi, các khu vực lân cận Dubai đặt mục tiêu 5%. Qatar - nước xuất khẩu khí hóa lỏng (LPG) lớn nhất thế giới cũng đặt mục tiêu 20% vào năm 2030.

Nếu không gặp nhiều trở ngại thì việc khai thác năng lượng mặt trời ở các quốc gia vùng Vịnh sẽ hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế. Đối với Ả-rập Xê-út, năng lượng mặt trời rẻ hơn nhiều so với việc sử dùng dầu mỏ đắt tiền (gần 100 $/ 01 thùng) để sản xuất ra năng lượng. 

Các quốc gia vùng Vịnh nằm trong số các nước có lượng khí thải CO2 bình quân đầu người cao nhất thế giới. Theo ông Bader Al-Malki, Giám đốc của Cơ quan kinh doanh năng lượng sạch tại Masdar (Masdar là thành phố không khí thải CO2 đầu tiên trên thế giới), các nước vùng Vịnh là các quốc gia nhạy cảm và quốc gia trẻ về vấn đề năng lượng. Ông cũng đề cập đến điều kiện khí hậu khắc nghiệt là nguyên nhân hàng đầu, sau đó là việc tiêu hao nhiều năng lượng để khử muối nước biển và điều hòa không khí. Trong những năm tới, Abu Dhabi sẽ tiếp tục với các chiến lược tiết kiệm năng lượng và mở rộng các nguồn năng lượng bao gồm cả nguồn năng lượng tái tạo.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước ở Abu Dhabi, nguồn năng lượng này còn mở ra cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn trên thị trường quốc tế. Công ty Đầu tư Masdar cũng tham gia vào phát triển năng lượng mặt trời công nghệ cao tại Tây Ban Nha và sở hữu 20% cánh đồng gió London Array - cánh đồng gió ngoài khơi lớn nhất thế giới nằm gần bờ biển nước Anh. Người đứng đầu Viện nghiên cứu "Phát triển bền vững và quan hệ quốc tế" tại Paris (IDDRI), ông Laurence Tubiana nói rằng đầu tư năng lượng là đóng góp bắt buộc, cần thiết của các quốc gia giàu có để phát triển nguồn năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Và tất cả đã cho thấy các quốc gia vùng Vịnh đã sẵn sàng đầu tư để phát triển năng lượng tái tạo.

Theo Ecofriend.com