Thứ bảy, 23/11/2024 | 08:18 GMT+7

Mỹ Latinh đủ điện bằng năng lượng tái tạo vào 2050

24/06/2013

Theo một báo cáo của Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IDB), vào năm 2050 Mỹ Latinh và Caribe có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện bằng các nguồn năng lượng tái tạo.

Theo một báo cáo của Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IDB), vào năm 2050 Mỹ Latinh và Caribe có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện bằng các nguồn năng lượng tái tạo.

8228c0e0c_751c2a3372fe82.img.jpg

Brazil đứng đầu Mỹ Latinh về sản xuất phong điện

Phát biểu tại Diễn đàn toàn cầu về phát triển xanh diễn ra tại Colombia, ông Walter Vergara, quan chức phụ trách về biến đổi khí hậu của IDB đồng thời là tác giả của báo cáo, khẳng định các nghiên cứu cho thấy nhu cầu tiêu thụ điện của Mỹ Latinh và Caribe hiện ở mức 1.300 tỷ kwh/năm, và tới năm 2050 sẽ tăng lên từ 2.500 tỷ đến 3.500 tỷ kwh.

Thế nhưng vào năm 2050, khu vực này có tiềm năng sản xuất 80.000 tỷ kwh điện từ năng lượng tái tạo như sức gió, nước, ánh sáng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, sinh khối, năng lượng từ đại dương..., tức là gấp 22-32 lần so với nhu cầu.

Mỹ Latinh và Caribe là khu vực sử dụng năng lượng tái sinh nhiều nhất trên thế giới, vì 52% sản lượng điện được sản xuất từ năng lượng tái tạo, so với tỷ lệ bình quân của thế giới là 18%.

Theo Chủ tịch IDB, Luis Alberto Moreno, sản xuất điện từ năng lượng tái tạo là một sự lựa chọn khả thi và hấp dẫn bởi giá rẻ và công nghệ mới đang được áp dụng, cho phép cạnh tranh với sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, khu vực này phải đối mặt với thách thức sản xuất điện mà không gây tổn hại cho môi trường.

Mặt khác, ông cũng kêu gọi Mỹ Latinh và Caribe tăng cường đầu tư trong lĩnh vực này, vì năm ngoái đầu tư trên thế giới cho công nghệ tái tạo điện phi truyền thống và cho thủy điện truyền thống đạt 244 tỷ USD, nhưng khu vực này chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn 5,4%

Theo Xã Luận