Thứ bảy, 23/11/2024 | 19:52 GMT+7

“Công viên” năng lượng mặt trời công suất 400MW được xây dựng phía nam Nhật Bản

22/05/2013

Với quy mô xây dựng thuộc tầm vĩ mô, công trình năng lượng mặt trời 400MW đặt tại một hòn đảo xa xôi thuộc thành phố Sasebo phía Nam Nhật Bản theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng năm này

Với quy mô xây dựng thuộc tầm vĩ mô, công trình năng lượng mặt trời 400MW đặt tại một hòn đảo xa xôi thuộc thành phố Sasebo phía Nam Nhật Bản theo dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng năm này, sau khi nhận được sự đồng thuận vào ngày hôm qua. Đây là một phần trong những dự án của Nhật nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc đối với năng lượng hạt nhân và góp phần giải quyết tình hình nhập khẩu khí đốt đắt đỏ, thay vào đó là tập trung nhiều hơn vào các nguồn năng lượng tái tạo.

Một trang trại quang năng sẽ được xây dựng bởi những thành viên thuộc hiệp hội pháp triển quang điện. Những báo cáo gần đây cho biết rằng nguồn năng lượng được trang trại khai thác triệt để sẽ được Công Ty Điện Kyushu mua lại để phục vụ phần lớn nhu cầu điện năng toàn quốc. Điện sẽ được truyền tải về đất liền bằng hệ thống đường ống dưới biển.

Báo cáo mới nhất từ phía nghiên cứu IMS cho thấy Nhật Bản có khả năng lớn vượt Đức và Mỹ trong năm tới để trở thành thị trường quang năng lớn thứ 2 thế giới với sự gia tăng 120% các dự án về năng lượng mặt trời. Nguyên nhân phần lớn là từ biểu giá điện năng của chính phủ (FIT) đối với những nỗ lực không nhỏ trong vấn đề phát triển quang năng. Mặc dù trong tuần trước, chính phủ Nhật Bản đã đồng ý cắt giảm 10% FIT từ 0.44USA xuống 0.40USA/KW, con số này hiện vẫn đang lớn hơn so với các nước khác.

Bên cạnh đó, năng lượng gió cũng là một nguồn năng lượng có tiềm năng dồi dào đối với xứ sở mặt trời mọc. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một dự án kéo dài 10 năm trong bản dự thảo tài chính năm 2013 với mục tiêu tăng gấp 3 lần công suất sản xuất điện từ năng lượng gió tại Nhật Bản. Tất cả các khu vực tư nhân cũng như nhà nước đều mong muốn và ủng hộ đầu tư 3.35 tỉ USD để phát triển năng lượng gió tại thành phố Hokkaido và Tohoru.

Sự cố xảy ra vào năm 2011 với lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản vẫn còn in đậm trong tâm trí người dân. Điều này đã gây nên sự bất ủng hộ và nhiều ý kiến đòi chấm dứt hành động sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân tại Nhậ Bản. Trong khi Bộ Trưởng Shinzo Abe và các cố vấn tiến hành thảo luận có nên đưa những thiết bị hạt nhân đã bị tạm dừng vì lí do an toàn (hiện chỉ đang có 2 thiết bị đang hoạt động) trở lại làm việc hay không, Bộ Trưởng vẫn đang xem xét những lợi ích từ việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt điện năng tại Nhật Bản.

Thanh Thảo (Theo japandailypress)