Thứ sáu, 22/11/2024 | 19:19 GMT+7

Hợp tác năng lượng Nga - Nhật - Trung và tác động đến khu vực Đông Bắc Á

24/11/2012

Trong thời gian 25 năm sau đó, Nga sẽ cung cấp 700 triệu tấn dầu thô cho Trung Quốc với giá thành khoảng 150 tỉ USD.

Trong thời gian 25 năm sau đó, Nga sẽ cung cấp 700 triệu tấn dầu thô cho Trung Quốc với giá thành khoảng 150 tỉ USD. Đến tháng 12/2002, Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc cũng đã khẳng định tầm quan trọng của hợp tác năng lượng song phương. Tuy nhiên, vào thời điểm công trình chuẩn bị triển khai thì tháng 12/2002, phía Nhật Bản đề xuất với Nga muốn hợp tác xây dựng tuyến ống dẫn dầu từ Angascơ đến cảng Nakhốtca (thuộc khu vực Vlađivôstốc) dài 3765 km.
821bcce0d_natural_gas_climate_bill_477x296.jpg

"Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều muốn Nga xây dựng tuyến ống dẫn dầu từ vùng Viễn Đông của Nga đến nước mình" 

Mấy lý do phía Nhật Bản đưa ra là: Toàn bộ tuyến đường ống nằm trên địa phận của Nga, Nga hoàn toàn có quyền chủ động khống chế nó; Tuyến đường này sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển vùng Viễn Đông của Nga; Điểm cuối của đường ống là cảng Nakhốtca sẽ giúp Nga xuất dầu cùng lúc cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tháng 1/2003, Nhật - Nga đã ký kết kế hoạch hợp tác năng lượng song phương, Nhật Bản hứa sẽ nhập của Nga 1 triệu thùng/ngày và cấp khoản tín dụng 5 tỉ USD, giúp Nga khai thác và xây dựng đường ống cũng như phát triển kinh tế Viễn Đông của Nga.

Nhưng cái khó của Nga là đã ký kết hợp tác với Trung Quốc trước đó. Để dung hoà mâu thuẫn này, phía Nga quyết định kết hợp 2 tuyến đường ống này thành một, tức là trên tuyến đường từ Angascơ đến Nakhốtca sẽ tách một nhánh sang Đại Khánh (của Trung Quốc). Phương án này bị Nhật Bản khước từ.

Để thuyết phục Nga, Nhật Bản đã nâng khoản viện trợ lên 7,5 tỉ USD, giúp Nga phát triển vùng Viễn Đông. Chưa dừng lại ở đó, nhiều công ty Nhật còn hứa sẽ đầu tư vào 2 giếng dầu Sakhalin - 1 và Sakhalin-2 của Nga với nguồn vốn lên đến 8 tỉ USD. Với nguồn đầu tư lớn như vậy của Nhật Bản đã buộc Nga phải tính toán lại. Tháng 12/2003, Tổng thống Putin thăm Trung Quốc vẫn khẳng định phát triển hợp tác năng lượng với Trung Quốc, nhưng không phải là triển khai tuyến đường ống Angascơ - Đại Khánh.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt này cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều đã đẩy khoảng viện trợ đầu tư vào Nga lên rất cao. Phía Nhật Bản đã đưa khoảng viện trợ lên con số 12 tỉ USD, còn Trung Quốc cũng đã hứa chi 6 tỉ USD, nhưng không bên nào giành phần thắng, cho dù phía Nhật Bản có lợi hơn, nhưng vẫn không thuyết phục được Nga.

Trước cuộc tranh chấp Nhật - Trung gay gắt như vậy, Nga muốn cân bằng quan hệ với hai nước này. Tháng 6/2004, Bộ Công nghiệp và Năng lượng Nga đưa ra giải thích rằng cả 2 phương án trên đều chưa thông qua Quốc hội nên chưa có giá trị pháp lý. Bộ này đưa ra phương án mới cho rằng, phương án này khả thi hơn. Tháng 12/2004, Nga đưa ra đề án “1737-P”, xác định sẽ xây dựng tuyến ống dẫn dầu từ Taisat đến Nakhốtca bằng nguồn vốn của các công ty Nga và tháng 5/2005, Chính phủ Nga chính thức phê duyệt phương án xây dựng tuyến đường ống Ttaisát - Nakhốtca, chấm dứt thời kỳ cạnh tranh kéo dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh tuyến đường ống vùng Viễn Đông của Nga.

Tuy cuộc cạnh tranh về xây dựng đường ống dẫn dầu đã được xác định, nhưng cạnh tranh năng lượng ở khu vực Đông Bắc Á vẫn chưa hề chấm dứt. Đầu năm 2005, Bộ Công nghiệp và năng lượng Nga đã ký Hiệp định xuất 48 triệu tấn dầu cho Trung Quốc và Trung Quốc cũng đã đồng ý cho Nga vay khoản tín dụng 6 tỉ USD. Đổi lại Nga hứa sẽ ưu tiên xây dựng nhanh đường ống sang Trung Quốc trên trục đường Taisat-Nakhốtca. Đến tháng 4/2005 phía Nga thông báo đã tập hợp đủ khoản tiền 8 tỉ USD để xây dựng tuyến Taisat-Nakhốtca, không cần phải vay của Nhật Bản nữa. Giai đoạn đầu, tuyến đường ống này sẽ thi công kéo dài đến còn cách biên giới Trung Quốc có 70 km, giai đoạn này sẽ kết thúc vào cuối năm 2008.

Đứng trước nguy cơ bị đẩy “ra rìa cuộc chơi”, tháng 7/2005 phía Nhật Bản đã nâng khoảng tín dụng cho Nga lên 9 tỉ USD, ngoài ra còn đầu tư bổ sung 12 tỉ USD nữa, đổi lại Nhật Bản yêu cầu Nga phải ưu tiên cho việc xây dựng tuyến ống chính (Taisat-Nakhốtca). Tuy nhiên, trong chuyến thăm Bắc Kinh tháng 7/2005, Tổng thống Putin vẫn khẳng định ưu tiên cho tuyến đường ống xuyên Xibêri sang hướng Trung Quốc rồi sau đó mới kéo dài sang cảng Viễn Đông để cung cấp dầu cho Nhật Bản.

Sau khi hoàn thành tuyến ống chính giai đoạn 1, mỗi năm Nga có thể xuất được 30 triệu tấn, 2/3 trong số đó (20 triệu tấn) là xuất cho Trung Quốc, 10 triệu tấn còn lại sẽ vận chuyển đến bờ Thái Bình Dương bằng tàu hoả. Như vậy là Nga đã tỏ rõ lập trường ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề này.

9520f615e_dan_khoan_sakhalin_120120820181014.jpg

Giếng dầu Sakhalin - 1 của Nga

Tại sao lại có sự cạnh tranh năng lượng tại khu vực Đông Bắc Á?

Trước hết, hiện nay cả hai nước Nhật, Trung Quốc đều đang thiếu năng lượng cho phát triển nền kinh tế khổng lồ của mình.

Trung Quốc nhìn thấy vấn đề này từ năm 1992 nên đã nêu chiến lược “hai thị trường”, tức là kết hợp cả nguồn trong nước lẫn thị trường bên ngoài để bù đắp thiếu hụt năng lượng cho mình. Còn Nhật Bản thì ngay từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã chủ trương “đa dạng hoá nguồn cung cấp năng lượng”.

Vào thời kỳ đó, Liên Xô là mục tiêu đầu tiên mà Nhật Bản nhắm tới ngoài khu vực Trung Đông. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tìm kiếm chiến lược phục vụ lợi ích riêng của mỗi nước. Nhưng điểm giống nhau là đều hướng vào thị trường Nga. Nga là quốc gia giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu khí, cho nên Nhật, Trung không hẹn mà gặp và trở nên cạnh tranh ở đây cũng là điều dễ hiểu.

Xét dưới góc độ an ninh năng lượng, có thể thấy rõ, hiện nay lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản chủ yếu từ khu vực Trung Đông. Nhật Bản phải nhập bình quân 4,3 triệu thùng/ngày, trong đó: các Tiểu vương quốc Ả rập chiếm 24%, Ả rập Saudi chiếm 23%, Iran 13%, Quata 10%, Cô Oét 7%, Ô man 6%, các nước khác 17%. Nếu chiếm lĩnh được thị trường Nga với 1 triệu thùng thì Nhật Bản có thể giảm đến 65% lệ thuộc vào Trung Đông, nâng cao hệ số an toàn cho Nhật Bản rất lớn.

Xét dưới góc độ kinh tế, vận chuyển dầu từ Nga sẽ rẻ hơn nhiều, điều này có tác động rất lớn đến nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh cũng được tăng mạnh.

Đối với Trung Quốc, những vấn đề an ninh năng lượng, an ninh kinh tế mà Nhật Bản phải đối mặt thì Trung Quốc cũng không nằm ngoài. Hiện nay, Trung Quốc cũng phụ thuộc rất lớn vào thị trường xăng dầu từ Trung Đông. Đường vận chuyển vừa xa, vừa luôn bị đe doạ về an ninh nên Trung Quốc cũng rất lo ngại. Đó là những lý do khiến cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản khát khao thị trường năng lượng của Nga.

Vì lợi ích của mỗi quốc gia, cuộc cạnh tranh năng lượng giữa các nền kinh tế lớn tại khu vực Đông Bắc Á chưa chấm dứt. Các nền kinh tế ở đây lệ thuộc vào nhau rất sâu sắc. Một nền kinh tế nào gặp khó khăn không thể không ảnh hưởng đến nước khác. Vì vậy, trong cạnh tranh, họ vẫn rất thận trọng, cố gắng cân bằng lợi ích với các nước khác. Đó là điều rất cần thiết hiện nay mà cả 3 nước Nga - Nhật - Trung đều hiểu rõ trong chiến lược năng lượng tại khu vực Đông Bắc Á.

Theo Nghiencuubiendong.vn