Thứ sáu, 22/11/2024 | 20:57 GMT+7

Ireland tái tập trung phát triển phong năng ngoài khơi

07/06/2012

Ireland đã vạch ra một chiến lược về năng lượng tái tạo đến năm 2020, trong đó ủng hộ phát triển gió ngoài khơi và xoa dịu những lời chỉ trích rằng Dublin đang nhượng lại quá nhiều nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi cho Anh.

Ireland đã vạch ra một chiến lược về năng lượng tái tạo đến năm 2020, trong đó ủng hộ phát triển gió ngoài khơi và xoa dịu những lời chỉ trích rằng Dublin đang nhượng lại quá nhiều nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi cho Anh.

Chiến lược này ra đời một tháng sau khi Dublin thực hiện thuế FiT vòng 2 sau thời gian dài trì hoãn. Nó cũng là một tín hiệu cho thấy nước này thực sự coi nguồn tài nguyên gió và biển là một trong những con đường rõ ràng nhất để thoát ra khỏi vực thẳm về kinh tế.

9838f006e_offshore_wind.jpg

Lĩnh vực gió ngoài khơi của Ireland đã bị gián đoạn từ năm 2004 khi giai đoạn đầu với công suất 25 MW của dự án Arklow Bank được Airtricity thực hiện.

Các tài liệu về chính sách mới đây đã xây dựng 5 "mục tiêu chiến lược" tới cuối thập kỷ này, bao gồm việc tăng cường hơn nữa công suất phong năng ngoài khơi và trên đất liền, xây dựng lĩnh vực năng lượng sinh học phát triển mạnh, biến Ireland thành ngọn cờ đầu trong việc nghiên cứu năng lượng đại dương, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học và xe điện, nâng cấp và mở rộng lưới điện nhằm nâng cao khả năng hòa lưới điện của điện năng từ nguồn tái tạo.

Bộ trưởng năng lượng Ireland Pat Rabbitte khẳng định năng lượng tái tạo là “trung tâm của chính sách năng lượng của chính phủ”. Thêm vào đó, việc tập trung phát triển nhiều mặt của lĩnh vực năng lượng này cho thấy sự chuyển đổi quan trọng về mặt quan điểm của Chính phủ nước này.

Ông Rabbitte cũng cam kết sẽ chủ trì một diễn đàn mới nhằm theo dõi quá trình đi tới mục têu năm 2020 và “đảm bảo rằng chúng tôi sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề làm chậm sự phát triển”.  

Sự nhiệt tình trong việc phát triển gió ngoài khơi cũng là một tin mừng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó, do thiếu ngân sách, chính phủ Ireland đã tuyên bố dứt khoát rằng họ sẽ không sử dụng trợ cấp công để hỗ trợ các trang trại gió ngoài khơi.

Trong năm qua, Chính phủ nước này cũng đã nhanh chóng tỏ ra quan tâm tới ý tưởng về việc cho phép các trang trại gió ngoài khơi trong vùng biển Ireland hoạt động với mục đích rõ ràng là cung cấp điện cho toàn khắp nước Anh, nơi mà sẽ khó có thể đạt được mục tiêu 2020 của mình.

Theo ông Rabbitte, "với quy mô nguồn tài nguyên gió của chúng tôi, trong trung hạn, chúng tôi có thể là xuất khẩu phong năng ở một mức độ phù hợp với mức tiêu thụ điện của cả nước", hoặc khoảng 6-7GW vào cuối thập kỷ này, trong đó bao gồm cả năng lượng từ nguồn ngoài khơi và trên đất liền.

Mùa hè năm ngoái, các bộ trưởng của Anh, Ireland và quần đảo Channel đã kí thỏa thuận hợp tác sơ bộ về việc xây dựng một hệ thống kết nối liên quốc gia, cho phép khai thác tối đa nguồn tài nguyên biển và gió trên khắp khu vực quần đảo British Isles. Ông Rabbitte cho biết ông sẽ tiếp tục đàm phán vào tháng tới tại một cuộc họp với Bộ trưởng Năng lượng Anh Charles Hendry.

Ông Kenneth Matthews, Giám đốc điều hành Hiệp hội Năng lượng gió Ireland, cho rằng các cuộc đàm phán trực tiếp giữa ông Rabbitte và ông Hendry thể hiện "cam kết vững chắc của chính phủ về vấn đề này, thậm chí bày tỏ sự tự tin của mình đối với các nhà đầu tư”.

"Chúng ta đã thấy một số bước phát triển tích cực trong lĩnh vực năng lượng ở Ireland những tháng gần đây", ông Matthews nói. "Nhưng chúng ta phải tiếp tục quá trình này và đảm bảo rằng Ireland duy trì sự vững chắc về pháp lý và tài chính cũng như cơ sở hạ tầng quan trọng của lưới điện, nhằm đáp ứng tất cả các mục tiêu đã cam kết với của EU tới năm 2020".

Ireland đang sản xuất được gần 1,8 GW điện từ nguồn gió trên đất liền, đóng góp 1/5 tổng công suất điện năng của cả nước. Đây là một trong những mức đóng góp cao nhất thế giới xét riêng ở lĩnh vực này. Ireland dự định sẽ tăng gấp đôi công suất này tới năm 2020 nhằm đáp ứng mục tiêu của EU.

Hiện có năm dự án lượng gió ngoài khơi lớn, ở các giai đoạn phát triển khác nhau tại vùng biển Ireland, tương đương tổng công suất 2,6GW. Ít nhất một vài trong số đó có thể được xây dựng trước năm 2020 sau khi tìm được thị trường cho sản phẩm đầu ra. Các dự án bao gồm dự án Ngân hàng Codling do tổ chức Fred Olsen Renewables hỗ trợ và dự án Array Dublin do  Saorgus Energy hỗ trợ.

Lê My (theo Rechargenews)