Thứ sáu, 01/11/2024 | 19:26 GMT+7

8,8 tỷ đồng xây dựng công trình cấp điện cho Nhà máy BIO - Ethanol Dung Quất

14/10/2011

Sau khi đi vào hoạt động, Nhà máy sản xuất Bio-ethanol Dung Quất sẽ tạo ra nguồn nhiên liệu sinh học giá rẻ làm nguyên liệu pha chế xăng, chủ yếu cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, giảm bớt lượng khí thải CO2 của động cơ ra môi trường;

Ngày 12/11/2011, tại Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (FCB), Công ty điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi) đã chủ trì đóng điện thành công công trình đường dây 22 kV và trạm biến áp 23/6,6 kV-2x8000 kVA cấp điện cho Nhà máy BIO-Ethanol Dung Quất.
    
1230c36c2_dongdien.gif

Kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi đóng điện

Công trình do PC Quảng Ngãi làm chủ đầu tư với qui mô gồm 2.865 mét đường dây 22 kV (trong đó có 705 mét cáp ngầm); trạm biến áp 22/6,6 kV-2x8000 kVA, (PC Quảng Ngãi cung cấp, lắp đặt 1 máy và FCB đầu tư 1 máy). Tổng vốn đầu tư của công trình là 8,8 tỷ đồng.

Theo tính toán, khi đưa vào vận hành, Nhà máy BIO-Ethanol Dung Quất sẽ tiêu thụ sản lượng điện đáng kể và trở thành khách hàng có công suất tiêu thụ điện lớn nhất của PC Quảng Ngãi.

Dự án Nhà máy BIO-Ethanol Dung Quất được xây dựng trên diện tích 25 ha ở xã Bình Thuận, thuộc khu kinh tế Dung Quất, do FCB làm chủ đầu tư, với tổng vốn hơn 2.200 tỷ đồng. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn nhất miền Trung, sử dụng nguyên liệu sắn lát để sản xuất ethanol, với công suất 100 triệu lít/năm.

Sau khi đi vào hoạt động, Nhà máy sản xuất Bio-ethanol Dung Quất sẽ tạo ra nguồn nhiên liệu sinh học giá rẻ làm nguyên liệu pha chế xăng, chủ yếu cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, giảm bớt lượng khí thải CO2 của động cơ ra môi trường; đồng thời, là nơi tiêu thụ nguyên liệu sắn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Theo kế hoạch, Nhà máy sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động vào tháng 01/2012.

Thúy Hằng