-
Một mục tiêu khác của dự án là sẽ được tăng cường khung pháp lý và thể chế, phát triển các cơ chế thực thi và giám sát, tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực thiết bị và thiết bị điện dân dụng, đồng thời phát động chiến dịch tiếp cận cộng đồng để phổ biến sử dụng năng lượng hiệu quả ở Nigeria, ông Lekoetje cho biết thêm, đồng thời chỉ rõ các mục tiêu được thiết kế nhằm giúp nâng cao năng lực của tất cả các bên liên quan ở cấp quốc gia.
-
Chiếc túi là sản phẩm của DIFFUS, một công ty thiết kế thời trang tại Đan Mạch. Công ty này cho biết, Solar Handbag, tên của túi xách, có 100 tấm pin mặt trời được làm bằng silicon. Những tấm pin này được gắn bên ngoài túi giống như những họa tiết trang trí. Chúng có khả năng sản xuất điện để cấp cho pin lithium-ion, loại pin khá phổ biến trong các máy ảnh, điện thoại di động, máy quay.
-
Cuộc thi trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm sản phẩm hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo (Encon Expo) lần III, sẽ diễn ra tại Trung tâm triển lãm và hội chợ Tân Bình ngày 13-16/10. 16 đội sẽ cùng tranh tài trong cuộc thi mang tính sáng tạo này. Mỗi đội được một doanh nghiệp tài trợ kinh phí và những tấm pin năng lượng mặt trời phục vụ cho việc thiết kế, lắp ráp xe.
-
Thiết kế pin đột phá của công ty Liquid Metal Battery đã thu hút sự chú ý của nhà sáng lập Microsoft và công ty khoan dầu Total. Nhiều công ty về năng lượng đang nghiên cứu phương pháp thay thế công nghệ pin hiện tại. Liquid Metal Battery đã tiếp cận một cách hoàn toàn mới với hy vọng sẽ giảm chi phí sản xuất cũng như có thể mang đến những thỏi pin với khả năng lưu trữ vài giờ năng lượng gió và mặt trời.
-
Cuộc thử nghiệm hệ thống cảm ứng lần đầu tiên do công ty HaloIPT phát triển đã khẳng định khả năng có thể nạp điện cho phương tiện khi đang di chuyển là rất lớn. Hệ thống nạp điện không dây này do HaloIPT, một công ty khởi nghiệp tại New Zealand, thiết kế và nhận được sự ủng hộ của tập đoàn tư vấn xây dựng quốc tế Arup. Hệ thống đã được giới thiệu tại Anh vào tháng 10 và có thể cho phép xe ô tô nạp điện khi đỗ trên một miếng đệm lót trên đường.
-
Theo Đài Bắc Kinh, mẫu xe máy chạy bằng năng lượng mặt trời rẻ nhất thế giới đã ra mắt tại Pun của Ấn Độ với giá 578 USD. Mẫu xe máy này do kỹ sư Khan và các đồng sự nỗ lực thiết kế trong vòng ba tháng.
-
Xe năng lượng mặt trời của Ezinc được thiết kế và sản xuất bởi các kỹ sư giàu kinh nghiệm và kỹ sư tương lai của Ezinc từ Đại học Erciyes. Đội Ezinc thiết kế và sản xuất chiếc xe này trong 2 năm. Có 39 chiếc xe năng lượng mặt trời trong cuộc đua. Ezinc-ERU mobil hoàn thành cuộc đua với thành công và xếp hạng 8 trong 39 xe ô tô.
-
Tổ hợp này sẽ khai thác tối đa năng lượng mặt trời nhờ việc lắp đặt các tấm quang điện trên tất cả các bề mặt mái che của tổ hợp. Thêm vào đó, Wiscombe đã thiết kế một hệ thống cửa sổ trong suốt tráng lệ dựa trên sự hình thành các hoa văn tinh thể trong tự nhiên. Các cửa sổ uốn cong và khúc xạ ánh sáng như pha lê thực, tạo nên lớp sáng vô định hình từ bên ngoài. Những cửa sổ đầy bọt bong bóng trải khắc tòa nhà được chế tạo từ nhựa ETFE, có đặc điểm rất nhẹ và có thể tạo thành nhiều lớp để giảm hấp thụ nhiệt trong mùa hè và mất nhiệt trong mùa đông.
-
Với màu xanh lá cây đúng với tên gọi "chiếc lá", chiếc laptop này được thiết kế dựa trên ý tưởng về một chiếc laptop thân thiện với môi trường với một tấm pin năng lượng mặt trời ở mặt sau của máy. Để sạc máy, tất cả việc bạn cần làm là mở nó ra cho phẳng, hoặc máy sẽ tự động sạc nếu bạn đang ở ngoài trời. Như vậy, bạn sẽ có một chiếc laptop sử dụng vĩnh viễn mà không cần một bộ chuyển đổi cồng kềnh.
-
Từ việc vứt bỏ pin điện thoại bị chai một cách lãng phí, nhóm học sinh trường Lê Hồng Phong ( TP HCM) nảy ra ý tưởng tái sử dụng chúng thành chiếc đèn pin. Thiết bị gồm 6 đèn LED siêu sáng được bắt song song trên một bảng mạch rồi mắc nối tiếp qua điện trở và nối vào nguồn pin. Đèn được điều khiển bằng một công tắc 3 chấu gạt qua bên phải để bật đèn, còn đẩy qua phải là sạc. Thiết kế này nhằm tránh tình trạng vừa bật đèn vừa sạc làm pin hư hỏng hoàn toàn.
-
Bằng việc tận dụng năng lượng mặt trời, một sinh viên ở đại học Monash (Ô-xtrây-li-a) đã thiết kế một thiết bị làm sạch nước rất đơn giản, hiệu quả với chi phí thấp.
-
Nhà thiết kế Anthony Dimari vừa qua đã trình bày một ý tuởng táo bạo, một không gian bao gồm các cây áp điện có khả năng thu lọc nước mưa và tạo ra năng lượng. Được gọi là urban field, ý tưởng này đã vượt qua nhiều bài khác và lọt vào vòng chung kết của cuộc thi SHIFT Boston.
-
Chiếc máy bay 2 ghế chạy bằng điện do Viện Thiết kế máy bay trường Đại học Stuttgart, Đức chế tạo sẽ được tài trợ nghiên cứu để tiếp tục phát triển công nghệ.Máy bay chạy bằng điện ứng dụng công nghệ mới "eGenius", được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm hàng không quốc tế, Friedrichshafen, Đức, diễn ra từ ngày 13 đến 16/4.
-
Như chúng ta đã biết, Singapore là một đất nước có tiếng về vấn đề bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng. Sau đây là một trong những giải thưởng cao quý trong Giải thưởng Kiến trúc Thiết kế tại Singapore vì công trình kiến trúc tòa nhà có hệ thống làm mát tự nhiên, tiết kiệm năng lượng
-
Dòng sản phẩm mới của Toshiba được thiết kế có tính bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng chì, thủy ngân, cadmium... Ngoài ra, chúng còn được trang bị công cụ tiết kiệm điện năng, cho phép người dùng theo dõi và điều chỉnh điện năng tiêu thụ của máy.
-
Trung tâm giải trí và thể thao này rộng hơn 16 nghìn m2, do DSRA Envision Architecture thiết kế. 200 tấm thủy nhiệt trên mái cùng 36 đơn vị SolarDuct của trung tâm này sẽ làm gia nhiệt hệ thống thông gió cho các nhà chức năng. Theo Heather Mac Aulay, thành viên ban điều hành CanSIA khu vực Đại Tây Dương, chính quyền khu tự trị Halifax đã làm một điều đáng biểu dương khi cho vận hành một khu liên hợp như thế này.
-
Sau 3 thập kỷ không xây mới lò phản ứng hạt nhân nào, Tập đoàn Ga. Southern và các đối tác đã khởi công xây dựng những lò phản ứng đầu tiên thế hệ mới, mẫu AP1000 tại nhà máy điện Vogtle. Đây là 2 công trình đầu tiên trong 14 lò AP1000 và tổng số 20 lò phản ứng mới có thể sẽ được xây dựng ở Hoa Kỳ trong 15 năm tới đây.
-
Nhóm các bạn trẻ Nguyễn Phan Kiên, Hoàng Anh Dũng, Mạc Văn Hải, Vũ Văn Sang, Bùi Minh Hải (ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) đã nghiên cứu thiết kế thiết bị tiết kiệm điện TKD-N16 nhằm giúp các cơ quan, đơn vị không phải đầu tư nhiều mà vẫn tiết kiệm được điện năng.
-
Tờ Daily Mail đưa tin, một nhóm các kỹ sư tin học và điện tử thuộc Viện nghiên cứu công nghệ và khoa học Beckman (Mỹ) đã sử dụng các ống carbon - có kích thước nano, nhỏ hơn 10.000 lần so với kích thước của một sợi tóc – để thay thế cho các dây dẫn kim loại trong pin của điện thoại di động. Với thiết kế này, các nhà khoa học tin rằng thời gian sử dụng của pin điện thoại di động có thể tăng lên tới 100 lần.
-
Công ty Solar Junction - một công ty tách ra từ Đại học Stanford đang thiết kế những pin mặt trời tiếp đa tầng, có hiệu quả cao dùng cho thiết bị thu ánh sáng mặt trời tập trung. Viện nghiên cứu năng lượng tái tạo quốc gia đã chứng nhận khả năng vận hành với mức tiết kiệm 40.9% của loại pin này. Đây là con số khá cao so với mức tiết kiệm năng lượng từ 15-20% của loại tế bào mặt trời silicon điển hình, có khả năng biến đổi ánh sáng thành nhiệt năng.