-
Vốn đầu tư cho các nhà máy phát điện từ bã mía dao động từ 1.000 – 2.000 USD cho mỗi kW lắp đặt (tuỳ theo mức độ tiên tiến của công nghệ và xuất xứ). Chẳng hạn một nhà máy mía công suất 3.000 tấn/ngày sẽ có tiềm năng lắp đặt nhà máy điện 30MW và cần vốn đầu tư từ 30 – 60 triệu USD.Tiềm năng của nguồn điện từ năng lượng tái tạo bã mía nếu đầu tư áp dụng công nghệ mới tại 40 nhà máy đường sẽ cho ra 1.950MW năm 2010 và 2.400MW vào năm 2020, đáp ứng gần 10% nguồn phát điện cho đất nước.
-
Dự kiến, đến hết năm 2012, cả nước sẽ có 6 nhà máy sản xuất ethanol với tổng công suất thiết kế 550 triệu lít/năm. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động, nhu cầu nguyên liệu cần khoảng 3,5-3,7 triệu tấn sắn tươi/năm. Muốn vậy cần có phương án đầu tư vùng nguyên liệu để thâm canh tăng năng suất sắn và có cơ chế liên kết, tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và cơ sở chế biến
-
Nhật đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng khi rất nhiều nhà máy điện hạt nhân của nước này đã phải đóng cửa để kiểm tra mức độ an toàn. Bằng cách cho nhân viên nghỉ làm từ 13h đến 16h hàng ngày, chính quyền thành phố Gifu của Nhật hy vọng sẽ cắt giảm được 11% lượng điện năng tiêu thụ trong năm nay.
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Công ty BrightSource Energy tổ chức lễ động thổ dự án điện mặt trời Ivanpah công suất 392 MW, trị giá 1,7 tỉ USD. Theo dự kiến, công trình diện tích 3.500 acre (14 km2) này sẽ nâng sản lượng nhiệt điện mặt trời của Mỹ hiện nay lên gấp đôi.Mỗi nhà máy sẽ gồm một trường các gương phẳng lắp trên các cột riêng rẽ và cố định trực tiếp vào trong đất, thay vì sử dụng phương pháp san đất và đệm bê tông.
-
Nếu ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân sẽ làm gia tăng nguy cơ phụ thuộc nguồn nhiên liệu hóa thạch và hậu quả là tăng lượng khí thải độc hại gây ra các hậu quả về môi trường, dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu. Việc phát triển năng lượng hạt nhân hiện là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi giữa các nước trên thế giới.
-
Qua tiến hành khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy Lâm Đồng là địa phương có tiềm năng lớn để khai thác điện gió với tổng công suất lắp đặt thương mại từ 2.000 đến 3.000 MW. Từ nay đến năm 2013, Lâm Đồng sẽ xây dựng hai nhà máy điện gió với công suất thiết kế ban đầu lên tới hàng trăm MW.
-
Với nguồn tài nguyên khá phong phú về năng lượng hoá thạch, năng lượng thiên nhiên và nguồn nước, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút đầu tư và kinh doanh hấp dẫn vào hàng đầu Châu Á của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện năng bao gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện gió, điện hạt nhân hay điện thuỷ triều...Trong mười năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ xây dựng 95 nhà máy điện với tổng công suất 49.044 MW và tổng vốn đầu tư 39,58 tỷ USD,
-
Theo kế hoạch đưa ra năm 2010, Nhật Bản sẽ xây thêm 14 nhà máy điện hạt nhân và đặt mục tiêu nâng tỷ lệ điện hạt nhân lên 53% tổng sản lượng điện vào năm 2030. Tuy nhiên, Thủ tướng Kan cho rằng sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, kế hoạch này khó có thể thực thi và chính phủ đang điều chỉnh theo hướng duy trì tỷ lệ điện hạt nhân ở mức 30% tổng sản lượng điện.
-
Hãng xe hơi lâu đời của nước Pháp là Renault quyết định tiếp bước Ferrari và Audi về việc lắp đặt tế bào quang năng trên trần nhà máy của họ, với diện tích lớn hơn nhiều: 450.000m2. Dự án - do Renault hợp tác với Gestamp Solar - sẽ giúp tạo ra 60 MW, cắt giảm lượng CO2 phát thải là 30.000 tấn/năm.
-
Theo quyết định mới nhất của Chính phủ, sau ba tháng tạm dừng, 8 trong số 17 nhà máy điện hạt nhân sẽ ngừng hoạt động vĩnh viễn. Nước Đức đang hướng tới phát triển năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, thay thế dần điện hạt nhân, nhằm đạt được phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sống của con người.
-
Hãng sản xuất xe hơi Toyota của Nhật Bản ngày 7/6 tuyên bố sẽ lắp đặt 17.000 tấm pin Mặt Trời cho nhà máy của hãng đặt tại Anh nhằm cắt giảm 2.000 tấn khí thải CO2/năm.Các tấm pin Mặt Trời tại nhà máy Burnaston đặt tại Derbyshire, miền Trung nước Anh trên sẽ bao phủ một diện tích là 90.000m2, tương đương với diện tích của bốn sân bóng đá.
-
Nhà máy này trông giống như một công trình nghệ thuật sắp đặt khổng lồ với 2.650 bảng thu quang năng được sắp đặt một cách đối xứng theo hình tròn đồng tâm trải rộng trên diện tích 185ha. Những bảng thu quang năng có tên gọi heliostats tập trung 95% bức xạ mặt trời rồi chuyển đến trung tâm xử lý.
-
Tháng 4/2011 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã chính thức gửi văn bản số 529/HHMĐ tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội về vấn đề phát điện từ bã mía. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ban hành công văn 2553/VPCP – KTN giao Bộ Công Thương đưa nguồn điện phát từ bã mía của các nhà máy đuờng vào Chiến lược Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét phê duyệt
-
Tại cuộc hội thảo bàn về tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiết kiệm năng lượng do ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hôm qua, các chuyên gia đã nêu lên những vấn đề đáng để Việt Nam phải học tập. Ví dụ, trong giai đoạn 2005 – 2010, nhờ sử dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch, Trung Quốc đã tạo được thêm 445 triệu kWh năng lượng mới, trong đó, có 21,58% từ thuỷ điện và 0,86% từ điện nguyên tử; đã đóng cửa các nhà máy than cũ, quy mô nhỏ với tổng cộng 72,1 triệu KWh, xây dựng thêm nhiều nhà máy với năng suất cao và hiệu quả hơn từ các nhà máy cũ.
-
Sáng 3/6, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Cơ quan phát triển Đức đã tổ chức hội thảo “Hướng dẫn quy trình lập quy hoạch và đầu tư phát triển điện gió tại Việt Nam”.Theo đó, điện gió sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua với giá cố định 1.317 đồng/kWh , gấp 2 lần so với giá bán của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.
-
Tỉnh trưởng tỉnh Saitama, ông Ueda Kiyoshi, ngày 21/5 tuyên bố ý định tỉnh này tham gia kế hoạch xây dựng Nhà máy điện Mặt Trời quy mô lớn Mega Solar do Giám đốc Điều hành (CEO) Tập đoàn Viễn thông Softbank, ông Son Masayoshi, khởi xướng.
-
Đức đang bù đắp cho việc ngừng sử dụng ¾ công suất năng lượng hạt nhân của mình bằng việc đốt than, sử dụng năng lượng mặt trời và nhập khẩu thêm năng lượng nguyên tử từ Pháp. Thêm một nhà máy hạt nhân bị đóng cửa vào cuối tuần đồng nghĩa việc ngừng sử dụng 16 GW công suất điện hạt nhân vào Thứ 2, gần một nửa trong số đó bị đóng cửa dưới áp lực của chính phủ sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi tháng 3.
-
Hai năm qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh quá trình sử dụng phương tiện chạy bằng khí thiên nhiên và khí nén thiên nhiên trong các ngành và lĩnh vực vận tải công cộng. Từ cuối năm 2008, khi nhà máy sản xuất CNG đầu tiên ra đời tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I (Bà Rịa- Vũng Tàu), việc sản xuất khí nén thiên nhiên sử dụng trong công nghiệp đã gia tăng nhanh chóng, trong đó dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần khí miền nam (PVGas South) và Công ty CNG Việt Nam.
-
Cuối quí I/2011, chúng tôi có dịp đến làm việc tại Trạm Tuy Phong thuộc Nhà máy Phong điện 1 (Bình Thuận). Từ xa, nhìn những trụ điện gió đang quay chẳng khác gì ảnh chụp ở những cánh đồng điện gió lớn trên thế giới. Từ những trụ điện chạy bằng sức gió ấy, bước đầu hàng triệu kWh điện đã hòa vào điện lưới quốc gia, góp phần tăng nguồn cung vốn đang khó khăn của ngành Điện.