-
Gemasolar vừa hoàn thành xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới có khả năng sản xuất điện năng cả ngày và đêm tại tỉnh Andalucia, Torresol (Đức) với công suất 19.9 MW. Người ta hi vọng rằng nó sẽ sản xuất được 110,000 MWh hoặc 110 GWh mỗi năm.
-
Sản xuất điện tháng 7 ước đạt 8,79 tỷ kWh, chỉ tăng 4,5% so cùng kỳ năm 2010 do nhiều nhà máy tiến hành đại tu theo định kỳ.
-
PVN sẽ tạo điều kiện cho các hộ nông dân, hợp tác xã… được mua cổ phần các nhà máy nhiên liệu sinh học nhằm gắn bó lâu dài giữa các nhà cung cấp nguyên liệu với các nhà máy.
-
Nhật Bản đã được chọn là đối tác trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai tại Việt Nam, dự kiến sẽ được bắt đầu vận hành thương mại vào năm 2021
-
Dù ở giải pháp chi phí thấp hay đầu tư lớn, công ty luôn coi trọng và quyết tâm triển khai. Khi mới áp dụng, công ty lựa chọn giải pháp không tốn chi phí và chi phí thấp
-
Ngày 19/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát lệnh khởi công xây dựng Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 (Quảng Bình) công suất 1.200 MW.
-
Nguồn nước tái sử dụng có thể tiết kiệm được khoản tiền đầu tư cho 400 megawatt điện của một nhà máy, có thể cung cấp cho 3.500 hộ gia đình.
-
Tờ Nikkei ngày 19/7 đưa tin Nhật Bản muốn ký ký văn bản khung với Việt Nam về việc trao đổi hạn ngạch khí thải. Theo đó, nước này sẽ nhận hạn ngạch khí thải để đổi lại lượng khí thải CO2 đã cắt giảm thông qua việc xuất khẩu sang quốc gia Đông Nam Á này các thiết bị tiết kiệm năng lượng và nhà máy điện.
-
Nhà máy điện này nằm trong khuôn khổ hợp tác phát triển năng lượng tái tạo giữa Algeria và Tây Ban Nha với tổng vốn đầu tư lên tới 350 triệu USD.
-
Trong năm 2010, 57% điện năng ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribe là từ thủy năng trong khi 40% là từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khí thiên nhiên, 2% từ năng lượng nguyên tử và 1% từ các nhà máy năng lượng gió, mặt trời và địa nhiệt.
-
Với 2 phương án khả thi, xí nghiệp cấp nước Dĩ An có cơ hội tiết kiệm chi phí năng lượng khoảng 2,8 tỷ đồng mỗi năm, thời gian hoàn vốn chỉ khoảng 1 năm. Từ kết quả này nhà máy đang lên kế hoạch triển khai tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.
-
Nhà máy Fleetwood sẽ tạo khoảng10 MW điện và giải quyết được 80.000 tấn vật liệu phế thải. Ngoài ra, nhà máy này có khả năng cung cấp lượng nhiệt đáng kể cho các hoạt động thương mại ở Lancashire. Nhà máy WtE này sẽ sử dụng công nghệ nhiệt và điện (CHP) - từng được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để tái tạo năng lượng từ chất thải.
-
Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ thực hiện câc giải pháp TKNL từ năm 2007. Tổng hợp các giải pháp, ước tính nhà máy đã tiết kiệm được 2,7 tỷ đồng nhờ tiết kiệm điện, than, tái sử dụng khoảng 20 tấn bụi mỗi năm.
-
Thủy điện Trung Sơn là một dự án hồ chứa và đập đa mục tiêu vừa cung cấp điện vừa giúp kiểm soát lũ. Công trình được xây dựng trên sông Mã thuộc xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, phía Tây tỉnh Thanh Hóa, cách biên giới Lào khoảng 9,5km. Nhà máy điện có công suất lắp đặt 260 MW, sản lượng điện hàng năm 1,55 GWh, là nguồn bổ sung quan trọng cho lưới điện quốc gia.
-
Công nghệ sản xuất điện từ thu hồi nhiệt thừa và đốt rác thải sẽ giảm bớt 30% lượng điện và năng lượng mà các nhà máy xi măng tiêu thụ.
-
Nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới đã bắt đầu được khởi công xây dựng cuối tuần qua tại hạt Riverside, Nam California. Ước tính dự án này sẽ tạo ra 3.470 MW năng lượng, tương đương 6% nhu cầu năng lượng của California, đủ để cung cấp điện cho hơn 1,4 triệu hộ gia đình.
-
Tiếp cận với công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng từ rất sớm, ước tính mỗi năm công ty thu lợi gần 20 tỷ đồng từ việc thu hồi bia, giảm thất thoát nguyên liệu, tiết kiệm điện, than và nước.Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn, việc cải tạo dây chuyền sản xuất, sử dụng công nghệ mới còn giúp nhà máy giảm lượng nước thải từ 12 lít nước/lít sản phẩm xuống chỉ còn 8 lít.
-
Chính phủ Anh đang thúc đẩy ngành công nghiệp tái tạo năng lượng này vì luật pháp khối EU yêu cầu giảm việc sử dụng các bãi rác chôn lấp.Theo Bộ môi trường Anh, ngành công nghiệp này có thể sản xuất đủ năng lượng cho gần một triệu hộ gia đình trong một thập kỷ. Tới đây, nhà máy xử lý rác thải thực phẩm thành khí sinh học siêu khủng, có kích thước bằng hai sân bóng đá sẽ được xây dựng ở Cannock, Staffordshire (Anh).
-
Tọa đàm “Năng lượng gió – nguồn năng lượng của tương lai”sẽ được tổ chức ngày 25/6 tới đây tại Hà Nội. Sự kiện do Mạng lưới Thế Hệ Xanh Việt Nam, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) và tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung tại Hà Nội phối hợp tổ chức.
-
Nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng RDF ở Malaysia - một trong sáu nhà máy WtE hàng đầu trên thế giới bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2009, có thể xử lý 700 tấn rác thải/ ngày và có khả năng tạo ra 8 MW điện, trong đó 5,5 MW điện xuất dùng cho mạng lưới điện quốc gia.
Từ thành công này, chính phủ Malaysia tiếp tục cho thực hiện dự án xử lý 1.000 tấn rác thải rắn mỗi ngày ở Johar.