-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét, quyết định Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
2011 là năm thứ 3 liên tiếp Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức quốc tế về bảo vệ thiên nhiên phát động Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam nhằm kêu gọi người dân Việt Nam tiếp tục nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính, một trong những nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu.
-
Hôm nay tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2010. Sau 5 năm triển khai Chương trình đã nhận được sự tham gia, góp sức của nhiều Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương, các đơn vị tư vấn trên phạm vi toàn quốc và đã thu được những thành công đáng khích lệ.
-
Sáng nay, 22/03, Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ trao chứng nhận “Nhãn so sánh năng lượng Việt” (SSNLV) cho 3 nhà sản xuất quạt điện là Liên Hiệp, Tân Tiến S.K và Quạt Việt Nam với 99 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao về tiết kiệm năng lượng (TKNL) áp dụng cho sản phẩm quạt điện. Với thông điệp “Càng nhiều sao – Càng tiết kiệm”, nhãn “So sánh Năng lượng Việt” cung cấp thông tin so sánh về hiệu suất năng lượng giữa các sản phẩm cùng loại, trong đó chuẩn 5 sao là sản phẩm có mức TKNL cao nhất, còn 1 sao là sản phẩm có mức TKNL thấp nhất.
-
Giải thưởng Truyền thông về tiết kiệm năng lượng năm 2010 do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng phối hợp với Trung tâm Tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vừa kết thúc với 23 tác phẩm đạt giải, trong đó có 02 giải nhất, 05 giải nhì, 05 giải ba và 11 giải khuyến khích. Điểm nổi bật năm nay là giải thưởng đã được nâng lên thành Giải thưởng Quốc gia với sự chủ trì của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương).
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán chính thức đầu tiên Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ tiến hành vào đầu tháng 3 tới, tại Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho các dự án công nghiệp, đặc biệt là dự án hạ tầng cơ sở bao gồm các dự án nguồn và lưới điện…
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, đây là mức tăng giá điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhằm giảm thiểu các tác động của tăng giá điện lên nền kinh tế. Như vậy, từ 1.3 tới, giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.077đ/kWh hiện nay lên 1.242đ/kWh, tương đương tăng 15,28%. Với mức tăng giá này, nhiều chi phí của EVN tiếp tục bị “treo lại” chưa phân bổ vào giá thành, tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của EVN bằng 0 và giá than chưa tăng trong cơ cấu giá điện.
-
Theo Bộ Công Thương, năm 2011, dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện của hệ thống điện quốc gia tiếp tục ở mức cao khoảng 16-17%. Do tình hình khô cạn nghiêm trọng năm 2010 nên tại thời điểm cuối tháng 1/2011, mực nước các hồ chứa thuỷ điện lớn trên toàn quốc ở mức rất thấp so với cùng kỳ nhiều năm.
-
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, giá bán điện hiện hành chưa phản ánh đúng giá trị kinh tế, còn nặng yếu tố bao cấp, chưa phản ánh kịp thời những biến động của các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái, cơ cấu nguồn điện.
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Ngày 26/01/2011, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Lễ ký kết Ý định thư hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và công nghệ Cộng đồng thông minh.Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và Tổng Giám đốc NEDO Takefumi Fukumizu cùng đại diện các cơ quan liên quan.
-
Theo quy định, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) sẽ xây dựng phương án giá căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương sẽ kiểm soát và đề xuất các mức tăng giảm. Bộ Tài chính là đơn vị thẩm định và đánh giá tác động việc tăng giá tới các ngành hàng và người tiêu dùng.
-
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 03 năm thực hiện Đề án, công tác triển khai các nội dung của Đề án đã được các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh, kịp thời nắm bắt và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiên liệu sinh học. Trong thời gian triển khai, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và thương mại nhiên liệu sinh học Việt Nam.
-
Bộ Công Thương đang trình Chính phủ phê duyệt mục tiêu cho giai đoạn 2 của chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2011 – 2015, theo đó trong năm 5 tới, cả nước sẽ tiết kiệm từ 8-10% trên tổng năng lượng tiêu thụ.
-
Dự báo tình hình cung cấp điện năm 2011 sẽ rất khó khăn, trong đó có nguyên nhân từ thiếu nước, thiếu vốn đầu tư, EVN đã đề nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ phê duyệt Cơ chế giá điện theo thị trường và Đề án giá điện năm 2011. Năm 2011, EVN dự báo tốc độ tăng trưởng phụ tải tiếp tục tăng cao, cả năm tăng trưởng hệ thống khoảng 17,63%, đặc biệt là nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3%.
-
Ngày 9/1/2011 tại Nhà hát Âu Cơ - Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức vinh danh các đơn vị đoạt giải 2 cuộc thi “Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà” và “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” . Cuộc thi đã thu hút gần 100 doanh nghiệp công nghiệp và tòa nhà trên địa bàn cả nước. Ban tổ chức đã lựa chọn 60 đơn vị để chấm giải, có 354 giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình được thực hiện với lượng năng lượng tiết kiệm 5.000 TOE/năm, tương đương tiết kiệm chi phí gần 50 tỷ đồng, giảm phát thải 21.000 tấn CO2/năm.
-
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công Thương cần đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 và sớm tổ chức nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích tiêu dùng nhiên liệu sạch, nhiên liệu sinh học (NLSH).
-
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phối hợp với Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương triển khai các hoạt động truyền thông kể từ năm 2007. Qua hơn 3 năm thực hiện, VOV nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình, là một trong những đơn vị tham gia tích cực và hiệu quả trong giai đoạn I của Chương trình.