Chiều qua, 20/10/2010 công tác thi công lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới đầu tiên tại tóc nhà Bộ Công Thương đã chính thức được bàn giao kỹ thuật. Đây là dự án trình diễn do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng phối hợp với Cơ quan năng lượng Đức, Công ty ALTUS AG Đức và Trung tâm năng lượng mới, ĐH Bách Khoa Hà Nội thực hiện.
Đại diện Bộ Công Thương, Đại Học Bách Khoa và Đại diện Altus AG - Đức đang thống nhất nghiệm thu các chi tiết kỹ thuật của dan pin mặt trời nối lưới trên nóc trụ sở Bộ Công thương
Sau thời gian dài từ khi bắt đầu triển khai (tháng 1/2009), theo đánh giá của các bên liên quan dự án đã thành công tốt đẹp, vượt tiến độ đề ra. Các hạng mục đều hoàn thành với chất lượng cao.
Ông Trần Việt Hòa, Trưởng phòng, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ chuyên gia đến từ Cộng hòa liên bang Đức, các hạng mục của dự án đều được thực hiện đúng trình tự, từng chi tiết đều được thi công với chất lượng tốt nhất. Đây là dự án năng lượng mặt trời nối lưới đầu tiên được triển khai tại trụ sở cơ quan nhà nước với quy mô tương đối lớn. Sau thành công của dự án này Việt Nam mong muốn có thêm nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng mặt trời nói riêng với các cơ quan, công ty năng lượng của Đức để có thể lắp đặt thêm những dàn pin mặt trời nối lưới với quy mô lớn hơn.
Chuyên gia Altus hướng dẫn, bàn giao các thiết bị của dàn pin mặt trời cho đại diện Bộ Công thương
Để chuẩn bị cho công tác thi công trước đó đội ngũ kỹ thuật viên Việt Nam đã được tham gia lớp tập huấn do các chuyên gia Đức trực tiếp giảng dạy. Theo ông Đặng Đình Thống, Giám đốc Trung tâm năng lượng mới, nội dung tập huấn thực tế, trình bày dễ hiểu nên các kỹ sư Việt Nam tiếp thu rất tốt. Đến khi thi công các kiến thức đã được vận dụng thành thạo đảm bảo kỹ thuật lắp đặt.
Đây là lần đầu tiên Trung tâm năng lượng mới tiếp nhận một dự án hệ mặt trời nối lưới có quy mô lớn. Sau dự án này các kỹ sư Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều. Từ đây Việt Nam có thể làm chủ công nghệ. Với các dự án tương tự chúng ta hoàn toàn có thể thi công mà không cần đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài.
Đây là lần đầu tiên Trung tâm năng lượng mới tiếp nhận một dự án hệ mặt trời nối lưới có quy mô lớn. Sau dự án này các kỹ sư Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều. Từ đây Việt Nam có thể làm chủ công nghệ. Với các dự án tương tự chúng ta hoàn toàn có thể thi công mà không cần đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài.
Tổng diện tích các tấm pin mặt trời được lắp đặt là 100 m2 bao gồm 52 Module loại SolarWorld SW 230 được chia thành 4 dãy. Góc nghiêng của tấm pin đã được tính toán mô phỏng nhờ các phần mềm máy tính để đạt được giá trị tối ưu giúp cho tấm pin tạo ra nhiều điện năng nhất. Đặc biệt, việc giám sát họat động của thiết bị được thực hiện hoàn toàn qua Internet dao vậy các chuyên gia của ALTUS từ Đức có thể giám sát họat động của thiết bị 24/24.
Nói về những khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai lắp đặt, ông Thống cũng cho biết, để lắp đặt hệ thống pin mặt trời hiện đại trên nền là tòa nhà cũ như nóc nhà Bộ Công Thương đội ngũ thi công đã gặp phải không ít trở ngại. Yêu cầu đặt ra là vừa phải đảm bảo kỹ thuật song không được ảnh hưởng đến tòa nhà. Tuy nhiên với sự nỗ lực từ cả 2 phía mọi khó khăn đều đã được khắc phục.
Đại diện Bộ Công thương, Đại học Bách Khoa và các chuyên gia Altus chụp ảnh lưu niệm tại hệ thông điện tử ghi thống số điện mặt trời thu được từ nóc tòa nhà Bộ Công thương
Hiện tại dàn pin mặt trời nối lưới trên mái nhà Bộ Công Thương đang được vận hành thử nghiệm. Thời gian thử nghiệm đến hết ngày 19/11/2009 sau đó công tác theo dõi, bảo dưỡng sẽ do Trung tâm năng lượng mới, ĐH Bách Khoa Hà Nội đảm nhiệm. Được biết, toàn bộ trang thiết bị chính được phía Đức bảo hành trong thời gian 10 năm.
Hệ thống pin mặt trời nối lưới vừa hoàn thành có quy mô công suất 12 KWp , điện lượng trung bình năm 18 nghìn KWh. Sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt, mỗi năm tòa nhà Bộ Công Thương sẽ tiết kiệm được khoảng 12 triệu đồng.
Được biết, đây không phải là dự án năng lượng tái tạo đầu tiên mà công ty ALTUS thực hiện tại Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay ALTUS đã phối hợp với Văn phòng tiết kiệm năng lượng, Bô Công Thương, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới tổ chức các lớp đào tạo và chuyển giao côngnghệ điện gió tại Hà Nội, Hồ chí minh và Đà Nẵng. Ngoài ra ALTUS cũng hỗ trợ việc khảo sát tiềm năng gió cho 1 số dự án điện gió ở Việt Nam.
Trần Liễu