[In trang]
Những dòng thay đổi trong sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Thứ hai, 27/09/2010 - 20:35
Năm 2010 đánh dấu bước ngoặc trong lĩnh vực năng lượng của VN đó là sự ra đời của luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây cũng là năm kết thúc giai đoạn 1 của chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (giai đoạn 2006 - 2010), đưa nghiên cứu về năng lượng mới, năng lượng tái tạo vào đời sống sinh hoạt.
Theo kết quả điều tra của Bộ công thương cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong một số ngành công nghiệp có thể đạt trên 20%, lĩnh vực xây dụng dân dụng có thể đạt trên 30% và mục tiêu của chính phủ là đến năm 2015 tỉ lệ năng lượng tái tạo trong phát điện đạt mức 5%, nhưng theo tính toán của Bộ khoa học công nghệ hiện nay mức này chỉ hơn 1% tập trung ở các thủy điện nhỏ (tức là nhỏ hơn 30 MW mà khi vận hành không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường).


bac Hiep.jpgTheo ông Nguyễn Đình Hiệp - Vụ trưởng Vụ khoa học  & Công Nghệ - Bộ Công Thương, trước mắt, việc phát triển năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều khó khăn, do xuất phát điểm trong lĩnh vực này ở nước ta còn thấp và trên thực tế các đơn vị tư vấn, doanh nghiệp VN còn thiếu thông tin về các giải pháp và công nghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng cho việc triển khai các dự án trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, dân dụng… Bên cạnh đó, chi phí đầu tư ban đầu, hay nói cách khác là giá thành công nghệ để sử dụng nguồn năng lượng tái tạo còn khá đắt, nên hiện nay việc triển khai lĩnh vực này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là năng lượng từ gió.


Nói như vậy không có nghĩa là thị trường năng lượng tái tạo ở nước ta còn nhỏ lẻ, trên thực tế hiện nay lĩnh vực này đang diễn ra hai dòng thay đổi lớn trên thị trường VN. Một dòng là đang tìm cách tháo gỡ những khó khăn về công nghệ, địa lý… để thích nghi với thị trường VN, thấy rõ nhất là sự phát triển rất nhanh chóng của thị trường máy nước nóng mặt trời.


20100926085933nangluongtaitao260910-1.jpg


Nếu cách đây khoảng 3 - 4 năm, mỗi năm như vậy cả VN tiêu thụ chưa đến 10.000 bộ máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, thì con số hiện nay khoảng 30 - 40 ngàn bộ/năm. Hoặc pin năng lượng mặt trời, nếu như trước đây được xem là khó tiếp cận, thì hiện nay thị trường này cũng phát triển rất mạnh với hàng trăm công ty bán các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời…



Một dòng chảy thứ hai thấy rõ nhất đó là sự chuẩn bị từ bên trong cho những nhà máy năng lượng tái tạo. Bởi lẽ, để đầu tư cho một nhà máy điện gió hay năng lượng mặt trời cỡ lớn cần phải có thời gian dài và phải chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật, khảo sát, đánh giá… đôi khi điều này vượt quá khả năng của những nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, thông tin từ Bộ khoa học và công nghệ, hiện nay đang có nhiều công ty, tập đoàn lớn ở nước ngoài đang khảo sát, đánh giá, phân tích các thông tin và họ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ chính sách là họ đầu tư vào lĩnh vực này. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo của VN.


Theo Đài tiếng nói HCM