Để có thể
chạy đủ cho các loại đèn, quạt, máy tính… kể cả máy lạnh, người tiêu dùng phải
bỏ ra cả 500 triệu đồng cho giàn pin năng lượng mặt trời. Đây chính là trở ngại
lớn nhất để hộ gia đình lắp đặt, thay nguồn điện lưới. Nhưng, chúng ta có thể
trang bị các hệ thống pin mặt trời cỡ nhỏ sử dụng cho đèn, quạt bàn và máy vi
tính; giá có thể chấp nhận được. Và nguồn điện tái tạo thì vô cùng.
Như máy
phát điện
Cũng giống như khi sử dụng máy phát điện, chúng ta không nên quá “tham lam” bắt giàn pin mặt trời sản xuất đủ điện để sử dụng cho cả nhà. Đối với máy phát điện, muốn làm thế bạn phải mua máy công suất lớn – đổ xăng nhiều vào – dễ gặp rủi ro khi điện quá tải. Khi dùng năng lượng mặt trời, người sử dụng sẽ gặp các vấn đề đau đầu khác như phải đầu tư hệ thống pin trị giá vài ngàn USD, bảo trì – thay thế các tấm pin mặt trời theo định kỳ… Việc chọn mua giàn pin mặt trời thích hợp với gia đình bạn sẽ còn tuỳ thuộc vào sự chân thành của công ty bán hàng và lắp đặt.
Trình diễn tại một làng Chăm ở Ninh Thuận, dùng chảo inox chuyên dụng phản chiếu và hội tụ ánh nắng mặt trời để đun nấu
Phải nạp
ắcquy
Một hệ
thống pin mặt trời sẽ bao gồm các thiết bị: tấm pin mặt trời, bộ điều khiển
sạc, bộ biến điện (DC-AC inverter) và bình ắcquy. Pin mặt trời và bình ắcquy có
giá trị cao nhất trong hệ thống. Bộ biến điện (inverter) sẽ có nhiệm vụ chuyển
hoá dòng điện một chiều thành xoay chiều để sử dụng trong gia đình; còn bộ điều
khiển sạc sẽ kiểm soát nguồn điện đưa vào các bình ắcquy.
Ắcquy sẽ là
bộ phận phải thay thế theo định kỳ 3 – 5 năm; các bộ phận sạc điện – biến điện
cũng cần thay thế nhưng thời gian dài hơn. Còn đối với tấm pin mặt trời, theo
các công ty phân phối thì sản phẩm này có tuổi thọ khoảng 30 năm.
Hiện nay,
trên thị trường chủ yếu bán các giàn pin mặt trời nhập khẩu; mới chỉ có pin mặt
trời do nhà máy RedSun sản xuất tại Việt
Giá bán pin
mặt trời đang có khuynh hướng giảm dần so với cách đây 2 – 3 năm. Đó cũng là
nhờ vào các dự án nghiên cứu dùng năng lượng mặt trời thay thế dần cho điện
lưới ở một số khu vực. Đồng thời, đã có một số gia đình khá giả mạnh dạn gắn
pin mặt trời nên cũng góp phần kéo giá xuống thấp hơn.
Theo cách tính của các đơn vị phân phối pin
mặt trời, giá thành giàn pin mặt trời trung bình 4 – 5 USD/Wp. Do đó, nếu mua
một giàn pin 100Wp (nhu cầu cơ bản) bạn sẽ tốn khoảng 500 USD (10 triệu
đồng). Hiện tại, trên thị trường cũng có bán các tấm pin 6 – 12Wp có giá bán
600.000 đến 1,5 triệu đồng. Các hệ thống này chỉ đủ xài bốn bóng đèn compact,
quạt bàn, máy tính. |
Chi phí
đầu tư?
Nhà bạn sẽ
phải chi ra 10 – 40 triệu đồng để gắn giàn pin 100 – 340Wp (công suất đỉnh). Hệ
thống này sẽ cung cấp lượng điện đủ để chiếu sáng 4 – 5 bóng đèn, quạt điện,
máy vi tính... Nếu bạn có nhu cầu dùng thêm điện mặt trời cho tivi màu, tủ
lạnh, nồi cơm điện… (trong thời gian ngắn) nên chọn giàn lớn hơn.
Sẽ không có
chuyện dùng thêm máy lạnh cho giàn pin cỡ nhỏ; muốn dùng thêm máy lạnh bạn sẽ
phải nghĩ đến giàn pin cỡ lớn với công suất khoảng 1 – 3kW. Chi phí ước tính
cho hệ thống hoành tráng này không dưới 500 triệu đồng!
Theo tư vấn
của công ty RedSun – đơn vị sản xuất tấm pin mặt trời ở Việt
Một giàn
pin cỡ nhỏ của Solarlab (trung tâm Phát triển công nghệ điện mặt trời TP.HCM)
được bán với giá 9 triệu đồng. Hệ thống này dùng được cho bốn bóng đèn thắp
sáng và một radio cassette. Nhà bạn sẽ phải đầu tư không dưới 50 triệu đồng để
có thể dùng điện mặt trời cho nhu cầu thắp sáng, sử dụng máy vi tính, quạt bàn
và tivi màu (hao điện hơn tivi trắng đen).
Để dùng
điện mặt trời thoải mái hơn, phải đầu tư khoảng 250 – 400 triệu đồng cho một
giàn pin mặt trời cỡ vừa. Chi phí đầu tư vào giàn pin mặt trời xem như đóng
tiền… điện trước. Đây được xem như một bài toán kinh tế cho một số gia đình có
thu nhập cao. Và độ an toàn điện cũng cao vì không sử dụng nguồn điện lưới.
Theo SGTT