Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một
vùng đất trồng mía có tuổi đời 130 năm ở Hawaii để đáp ứng nguồn năng lượng cho
Hải quân và giảm sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch từ nước ngoài.
Cơ quan này sẽ dành ít nhất 10 triệu USD trong 5 năm tới để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển tại các cánh đồng mía vùng Maui nhằm đảm bảo khả năng tiếp tế nhiên liệu cho máy bay chiến đấu và tàu hải quân. Dự án cũng có thể cung cấp cho nông dân ở vùng khí hậu ấm áp khác một phương pháp thu hoạch cây trồng làm nhiên liệu sinh học.
"
Văn phòng Nghiên cứu Hải quân đang tài trợ cho chương trình kéo dài 5 năm tại công ty Đường thương mại Hawaii thành lập từ những năm 1870 và đang quản lý đồn điền trồng mía cuối cùng của tiểu bang. Hơn 14 000 hecta đất trồng mở rộng của công ty sẽ mở ra cơ hội để thử nghiệm nhiều loại cây trồng khác nhau.
Hải quân Hoa Kỳ nhắm tới mục tiêu sử dụng nhiên liệu sinh
học để đáp ứng một nửa nhu cầu nhiên liệu vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu,
Cơ quan này đã đầu tư nhiều tiền vào các loại tảo, đường và các cây trồng khác
có thể mang lại năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Chính phủ liên bang có hỗ trợ một loạt các chương trình nhiên liệu sinh học, nhưng đối với quân đội thì nỗ lực này có một tầm quan trọng đặc biệt do mối quan hệ mong manh giữa Hoa Kỳ và một số quốc gia xuất khẩu dầu lớn.
"Chúng ta mua nhiên liệu từ một số nơi không phải lúc nào cũng thân thiện với chúng ta", ông Hicks nói. "Đó là những thách thức đối với chúng ta, và do vậy tôi nghĩ cần phải tìm thêm nhiều nguồn nhiên liệu từ trong nước."
Hải quân đã xác định Hawaii là một vị trí ưu tiên cho sản xuất nhiên liệu sinh
học bởi vì nơi đây là căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và khoảng một
chục tàu tuần dương, tàu khu trục lớn và nhỏ sử dụng xăng dầu.
Đối tác của Hải quân trong dự án phát triển nhiên liệu sinh
học là Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cho biết ánh sáng mặt trời, thời tiết ấm áp và
lượng mưa trung bình ở Hawaii cho phép người nông dân trồng nhiều cây trên diện
tích 1 ha hơn các vùng khác của Hoa Kỳ.
Nhu cầu của Hải quân cũng trùng khớp với mong muốn của công ty Thương mại đường Hawaii là tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh giá đường trì trệ trong 20-30 năm nay ngay cả khi chi phí đầu vào tăng.
"Sản phẩm đường có thể không còn khả thi nữa nhưng
chúng tôi vẫn muốn ngành nông nghiệp và trang trại ở
Benjamin cho biết công ty đang tập trung vào cách thức mới để chuyển đổi đường thành dầu. Họ sẽ thử nghiệm xem cây trồng nào trong số mía, cao lương đường, dầu mè hoặc các cây khác cho năng suất dầu cao nhất và lựa chọn công nghệ hiệu quả nhất. Benjamin cho rằng công ty có lẽ sẽ phải mất ít nhất 5 năm trước khi nó có thể sản xuất nhiên liệu sinh học trên quy mô thương mại.
Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Blue Planet Foundation thúc đẩy
năng lượng bền vững tại thành phố Honolulu, Hawaii, bà Jeff Mikulina cho biết
nỗ lực của Hải quân sẽ kích thích sự phát triển của thị trường nhiên liệu sinh
học.
Điều đó có thể giúp một bang phụ thuộc tới 90 % vào dầu nhập
khẩu như Hawaii và những nơi có chi phí năng lượng quá cao. Nó cũng góp phần
thực hiện kế hoạch đáp ứng 70 % nhu cầu năng lượng từ năng lượng sạch của Thống
đốc bang Linda Lingle vào năm 2030.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đang thúc đẩy sản xuất nhiên liệu
sinh học ở các tiểu bang khác. Các vùng khác nhau sẽ sản xuất cây trồng khác nhau, tùy
thuộc vào các yếu tố như đất và nước sẵn có, ông Jeff Steiner, lãnh đạo chương
trình quốc gia về các hệ thống sản xuất sinh khối tại phòng Dịch vụ Nghiên cứu
Nông nghiệp của Bộ. Bộ này ước tính sản lượng cây trồng trong một khu vực trải
dài từ Texas tới Bắc Carolina sẽ giúp cung cấp gần 50 % nhu cầu nhiên liệu sinh
học của cả nước vào năm 2022.
Hồng Nhung (theo thestate.com)