Với bờ biển
trải dài trên 3.000 km, VN có tiềm năng về điện gió, theo ước tính mới nhất của
Ngân hàng Thế giới (WB), có thể lên tới 513.360 MW, tương đương 200 lần công
suất Thủy điện Sơn La.
Không
thiếu nhà đầu tư
Điện gió
hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình
Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong
đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư;
số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách
bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh
Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã
Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư
352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu
kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
Thi công lắp cánh của tua-bin điện gió ở H.Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của VN
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tại Quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày
27.12.2007, trong đó đặt mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng
mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010;
khoảng 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050. |
Còn tại
tỉnh Ninh Thuận, Công ty CP đầu tư xây dựng Trung Nam (chủ đầu tư 2 DA Thủy
điện Krông Knô và Thủy điện Đồng Nai 2) vừa đăng ký với UBND tỉnh địa điểm đầu
tư nhà máy phong điện tại xã Phước Hữu, H.Ninh Phước và xã Phước Ninh, H.Thuận
Nam với công suất dự kiến 80 MW. Theo Công ty Trung Nam, nếu được chấp thuận
chủ trương, dự kiến từ tháng 7 - 12.2012 sẽ khởi công xây dựng và hoàn thiện
nhà máy, đưa vào vận hành thương mại từ quý 2/2013. Bên cạnh đó, công ty cũng
sẽ đồng thời tiến hành giai đoạn 2, với công suất 50 MW và sẽ hoàn thành đưa
vào vận hành thương mại trong năm 2014. Cũng tại tỉnh Ninh Thuận, vào cuối năm
2009, tỉnh này đã kêu gọi đầu tư 2 DA nhà máy điện gió ở xã Lợi Hải, H.Thuận
Bắc, với quy mô 50 MW và 60 MW.
Không
bán được vì EVN lắc đầu
Đó là tình
trạng của DA điện gió duy nhất trên cả nước đã phát điện của Công ty CP năng
lượng tái tạo VN (REVN) với 5 tua-bin ở H.Tuy Phong với tổng công suất 7,5 MW.
Mặc dù đã hòa vào lưới điện quốc gia nhưng DA này vẫn chưa bán được điện thương
phẩm vì Tập đoàn điện lực VN (EVN) không chịu mua do giá quá cao.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN, đến nay DA này đã hòa vào lưới điện quốc gia với công suất 18 MW. Mặc dù phát ra một sản lượng điện tương đối lớn, song hơn 6 tháng qua kể từ thời điểm phát lên lưới điện quốc gia (2009), giữa bên bán là chủ đầu tư REVN và bên mua EVN vẫn không thể nào thống nhất về giá bán. Lý do, theo ông Ngãi: “Phía REVN lúc đầu chào với giá bán 13 cent/kWh (2.975 đồng/kWh); trong khi EVN bán ra thị trường hiện nay trung bình 6 cent/kWh. Như vậy, nếu chấp nhận mua với giá 13 cent/kWh, EVN sẽ bị lỗ 7 cent/kWh, nên EVN không mua”. Trong lần thương thảo diễn ra vào trung tuần tháng 4 vừa rồi, REVN vẫn giữ nguyên mong muốn bán với giá 13 cent/kWh (trong đó giá bán chính thức là 9 cent/kWh, còn lại 4 cent/kWh Nhà nước trợ giá). Và phía EVN vẫn “lắc đầu”, vì cho rằng giá điện mà chủ đầu tư đưa ra vượt khung giá mua điện hiện hành và vượt thẩm quyền.
Các tua-bin điện gió ở H.Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Sản phẩm
điện được sản xuất từ năng lượng gió là một trong những nhóm đối tượng được trợ
giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường VN. Để được hưởng chính sách trợ giá, chủ đầu tư
phải có hợp đồng mua bán sản phẩm được ký kết và mức trợ giá được Hội đồng quản
lý quỹ quyết định. Song với DA Phong điện I Bình Thuận, một khi chưa có hợp
đồng mua bán điện giữa REVN và EVN thì Quỹ Bảo vệ môi trường VN không có căn cứ
để trợ giá.
Cách đây 3 năm, để khuyến khích các DN đầu tư
các DA công nghệ sạch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
130/2007/QĐ-TTg, ngày 2.8.2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với
DA đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Theo quyết định này, nếu đáp ứng
được các điều kiện về môi trường, thì các DA CDM ngoài hưởng các ưu đãi về
thuế, tiền sử dụng đất, còn được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường. Và để cụ
thể hóa Quyết định130 của Thủ tướng, ngày 4.7.2008, Bộ Tài nguyên - Môi
trường và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 58 hướng dẫn quyết định
trên. Theo đó, sản phẩm điện được sản xuất từ năng lượng gió là một trong
những nhóm đối tượng được trợ giá từ Quỹ Bảo vệ môi trường VN, trong đó quy
định: “Căn cứ kế hoạch sản xuất của DA trong năm, hợp đồng mua bán sản phẩm
được ký kết và mức trợ giá được Hội đồng quản lý quỹ quyết định, chậm nhất
vào ngày 15 của tháng đầu quý, Quỹ Bảo vệ môi trường VN tạm cấp tiền trợ giá
cho nhà đầu tư có sản phẩm được trợ giá. Tổng số tiền tạm cấp trong năm không
vượt quá 70% số tiền trợ giá theo kế hoạch sản xuất năm”. |
Vì không
tìm được tiếng nói chung, Bộ Công thương đã đề nghị Hiệp hội Năng lượng VN và
Viện Năng lượng thành lập các tổ công tác thẩm định về giá bán điện đối với DA
này để có ý kiến đề xuất giá bán hợp lý... Trao đổi về vấn đề này với Thanh
Niên, ông Trần Viết Ngãi cho hay “đến nay hiệp hội cơ bản đã thẩm định xong, và
sẽ có báo cáo chi tiết lên Bộ Công thương”. Quan điểm cá nhân ông Ngãi, người
từng là Phó tổng giám đốc Tổng công ty điện lực VN (trước đây), thì để hài hòa
lợi ích cho các bên, mức giá bán 8 - 9 cent/kWh là có thể chấp nhận được. “Nếu
Chính phủ quy định giá bán điện đối với các DA phong điện ở mức như trên thì
một số công ty như Công ty phát triển năng lượng-HD sẵn sàng đầu tư xây dựng
nhà máy”, ông Ngãi nói thêm.
Khó đủ
đường
Theo ông
Trần Văn Nhựt - Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, giá mua điện gió là một
trong những cái khó nhất hiện nay của các nhà đầu tư. Ở một số nước phát triển
mạnh điện gió, nhà nước trợ giá và có thể mua điện từ các nguồn năng lượng sạch
đến 12 cent/kWh nhưng người tiêu dùng chỉ phải trả tiền 6 cent. Chính sách về
giá điện gió hiện nay của chúng ta chưa ngã ngũ, có phần làm cho các nhà đầu tư
chậm triển khai DA của mình. Theo ông, Chính phủ cần sớm có chủ trương về giá
mua điện gió để phát huy nguồn năng lượng này.
Ông Đặng
Công Chuẩn, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng Trung Nam, cho biết về
cơ chế chính sách, mặc dù có rất nhiều thông tin là sẽ có những cơ chế đặc biệt
như ưu đãi đầu tư, cơ chế giá bán điện, cơ chế hỗ trợ tài chính… nhưng tất cả
chỉ mới ở hình thức thông tin, chưa có hẳn văn bản quy phạm pháp luật cụ thể
hóa để nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư. Nhà nước phải cụ thể hóa các chính sách
cho việc phát triển nguồn này bằng những động thái cụ thể như: xác định khung
giá mua điện, các chính sách ưu đãi về vốn tín dụng, về thuế. "Chúng tôi
phải tìm đến các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới để đàm phán về công nghệ,
về giá, về hình thức mua bán có chính sách thương mại tốt hơn. Nếu được đầu tư
lớn, sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất thân trụ về VN để hạ giá thành đầu tư.
Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ tối đa của các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý
nhà nước, tập đoàn điện lực trong quá trình đầu tư" - ông Chuẩn kiến nghị.
Một khó
khăn khác đối với nhà đầu tư điện gió, theo ông Chuẩn, là về quy hoạch. Cho đến
nay, cả nước chưa có một bản đồ quy hoạch cụ thể cho nguồn năng lượng này. Các
tỉnh có tiềm năng thì đang tìm kiếm nguồn vốn tài trợ và đơn vị tư vấn thực
hiện cho tỉnh mình nên rất khó khi triển khai các thủ tục pháp lý cho nhà đầu
tư. Nhưng rào cản lớn nhất hiện nay đối với các nhà đầu tư, khai thác nguồn
năng lượng gió đó là suất đầu tư rất cao, đẩy giá thành sản xuất điện gió cao
hơn so với thủy điện và nhiệt điện. Tùy vào công nghệ và địa hình thi công,
suất đầu tư cho 1 MW điện gió có giá từ 2 - 2,5 triệu euro. Do vậy, nếu không
có chính sách về giá mua điện thì khó có hiệu quả đầu tư.
Đối phó
với cát đen
Tỉnh Bình Thuận là địa phương có DA điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Tuy nhiên,
toàn bộ các DA điện gió hiện nay đều nằm trong diện vướng cát đen, không thể
triển khai.
12 DA điện gió được triển khai tại Bình Thuận chiếm diện tích 14.468 ha, trong đó
12.672 ha có cát đen. Nhiều DA nằm gọn trên vùng đất có cát đen. Sau khi làm việc
với lãnh đạo tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến: Chỗ nào có cát đen thì tạm
ngưng tất cả các DA để phục vụ cho việc điều tra trữ lượng.
Các chi tiết 5 tổ máy sản xuất năng lượng gió cho dự án Nhà máy phong điện tại Bình Thuận do tập đoàn Fuhrlaender AG CHLB Đức chế tạo được vận chuyển bằng tàu biển về Việt Nam
Mới đây, trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 3941) Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Thuận Huỳnh Tấn Thành cho biết và kiến nghị: Phần lớn các DA điện gió
chồng lấn lên các DA đang khảo sát, điều tra trữ lượng cát đen. Kiến nghị Chính
phủ cho phép cùng lúc khảo sát lập DA điện gió với việc thăm dò trữ lượng cát
đen trong lòng đất. Cho khai thác trước những nơi đặt trụ tua-bin điện gió, trạm
biến áp. Sau khi hoàn tất việc điều tra trữ lượng cát đen, nếu vùng nào có trữ
lượng thấp thì không đưa vào quy hoạch khai thác; hoặc nếu có quy hoạch thì quy
hoạch dự trữ từ 30-50 năm sau nhằm ưu tiên cho các DA điện gió. Trong công văn
này, UBND tỉnh Bình Thuận còn kiến nghị Chính phủ sớm cho xây dựng Luật về năng
lượng tái tạo để trình Quốc hội nhằm làm căn cứ pháp lý cho các nơi có DA điện
gió dễ thực hiện.
Để nhanh
chóng cho DA điện gió của mình được triển khai, nhiều nhà đầu tư đã xin được tự
mình khai thác cát đen trên chính mảnh đất DA điện gió của mình. Nếu Chính phủ
đồng ý thì mỗi chủ đầu tư điện gió đồng thời cũng là nhà đầu tư thăm dò và khai
thác titan. Trong văn bản gửi Bộ Tài nguyên - Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh
Huỳnh Tấn Thành kiến nghị nên chấp thuận cho các nhà đầu tư triển khai đồng
thời việc lập DA đầu tư điện gió với điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng
titan ở những vị trí xây trụ hoặc đặt nhà máy, nhằm đẩy nhanh tiến độ các DA
điện gió.
Theo một chuyên gia về điện gió ở Bình Thuận, điều này về nguyên tắc là hợp lý,
nhưng nếu công tác quản lý của Nhà nước lỏng lẻo dễ đẫn đến tình trạng nhà đầu tư
lạm dụng khai thác cát đen mà “quên” nhiệm vụ chính là làm điện gió. Trước “sức
hút” lợi nhuận của khoáng sản titan, rất có thể mỗi đơn vị làm điện gió cũng là
một mỏ khai khoáng titan - vị chuyên gia này nói.
Theo Báo Thanh Niên