Chiều 21/7, Hội nghị các quan chức cao cấp năng lượng ASEAN + 3 đã thống nhất thông qua dự thảo chương trình nghị sự và nội dung thảo luận hợp tác AMEM+3 của Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN 2010 (AMEM 28) chuẩn bị cho chính thức khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 28, vào ngày 22/7.
Sau 3 ngày, tại các phiên họp, các quan chức cao cấp ASEAN về
năng lượng đã thảo luận hợp tác về lĩnh vực năng lượng với các đối tác Nga, Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho biết, ASEAN đang triển khai 2 chương trình lớn là kết nối lưới điện và đường ống dẫn khí giữa các nước, tuy đã đạt được sự đồng thuận cao nhưng thời điểm thực hiện còn phải đợi đến khi các nước có sự phát triển tương đối tương đồng.
Hiện nhiều nước còn thiếu điện nhưng chưa kết nối được với nhau. Kết nối lưới điện các nước ASEAN là vấn đề được các nước nội khối đặc biệt quan tâm, nhằm tối ưu hóa các lĩnh vực phát điện, phát triển các nguồn năng lượng bản địạ.
Các nước thành viên ASEAN có hệ thống lưới điện rất khác nhau, trong khi hệ thống lưới điện các nước ASEAN 6 phát triển hơn, thì ASEAN 4 hầu hết cũ, hoạt động không ổn định.
Việc liên kết lưới điện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề kỹ thuật. Bởi nếu điện áp không ổn định, mất điện thường xuyên, điện không đảm bảo 220 kV… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưới điện chung.
Việc kết nối lưới điện giữa các nước trong khu vực sẽ mang lại hiệu quả rất lớn về kinh tế cho cả nhà đầu tư và người sử dụng điện, tạo cơ hội mở rộng thị trường bán điện, kích thích đầu tư, đặc biệt là bảo đảm an ninh năng lượng cho mỗi nước.
“Qua các phiên họp, các nước ASEAN đã đạt được sự đồng thuận cao trong việc kết nối lưới điện nhưng khoảng cách giữa các nước còn dài”, Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cho biết.
Hiện Thái Lan đã nối lưới 220 kV dẫn điện bán sang Lào. Bộ
Công thương đang quy hoạch để kết nối đường dây 500kW từ Lào và Campuchia về Việt
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cho biết, Việt
Việt
Trong tương lai, Thứ trưởng nói: “chúng ta sẽ xây dựng cộng đồng ASEAN, việc kết nối lưới điện dễ dàng hơn, thậm chí công dân nước này có thể mua điện của nước khác nếu giá rẻ hơn”.
Nhưng thực tế, giá điện của mỗi nước rất khác nhau, Việt Nam chỉ 5,3 cent/kw, Thái Lan khoảng 8 cent/kw, Philippines khoảng 14–15 cent/kw, còn Campuchia lên đến 18–19 cent/kWh.
“Tại các phiên họp, vấn đề giá điện chung trong khối ASEAN chưa thể đề cập đến”, Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào nói. “Vì vậy, các thoả thuận về giá điện hiện chỉ diễn ra đàm phán song phương, chưa thể có mặt bằng giá chung của ASEAN”.
Các đối tác tham gia thảo luận với SOME 28 vừa qua đều mong muốn có sự hợp tác toàn diện với ASEAN về năng lượng như phát triển điện hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các trung tâm nghiên cứu về năng lượng…
Theo kế hoạch, Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên, sắp tới họ sẽ giúp xây dựng tại Đà Lạt một trung tâm đào tạo, nghiên cứu về năng lượng hạt nhân thay thế lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã cũ.
Sắp tới, Mỹ và Việt
Ông Soichiro Seki, Cố vấn đàm phán năng lượng quốc tế, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, Tiến trình và kế hoạch hành động cho Chương trình tiết kiệm năng lượng và bảo tồn năng lượng cũng được quan chức cao cấp Nhật Bản trình bày tại Hội nghị Hợp tác năng lượng Đông Á lần thứ 14.
Còn tại Hội nghị Hợp tác năng lượng Đông Á (EAS-ECTF) lần thứ 14, các đại biểu cũng đã thảo luận và thống nhất các nội dung dự thảo tuyên bố của các Bộ trưởng (JMS) chuẩn bị cho Hội nghị Bộ Trưởng Đông Á lần thứ 4.
Trình Tiêu