Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản về năng lượng, môi trường
Thứ năm, 15/07/2010 - 12:51
Với 3 lĩnh vực tập trung chính là bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, hơn 2 năm qua, dự án hợp tác Việt Nam và Nhật Bản - “Đối thoại chính sách về kế hoạch viện trợ xanh” (GAP) đã góp phần tích cực giúp Việt Nam trong công tác đào tạo, tăng cường quản lý năng lượng.
Tuần qua, tại Hà Nội, Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức hội nghị
“Đối thoại chính sách về kế hoạch viện trợ xanh (GAP) lần thứ 12 giữa Việt Nam
và Nhật Bản”.
Ông Takeo Hoshino - Ban Hợp tác kỹ thuật, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, vào những năm 70 của thế kỷ trước khi nền kinh tế Nhật bắt đầu tăng trưởng mạnh cũng là lúc các hệ quả về môi trường đáng báo động. Đây cũng chính là hiện trạng của Việt Nam thực tại. Với những kinh nghiệm của quốc gia đi trước, Nhật Bản hy vọng có thể giúp Việt Nam giảm bớt phần nào hệ lụy trên.
Đặc biệt, thông qua dự án GAP, Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam xây dựng khung pháp lý thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng thời phát triển hạ tầng để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong khối tư nhân thông qua việc xây dựng hệ thống quản trị viên năng lượng trong các doanh nghiệp.
Về phía Việt Nam, ông Đặng Hải Dũng, chuyên viên Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã đề xuất Nhật Bản cử chuyên gia giúp Việt Nam trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, tiếp tục chương trình đào tạo về tiết kiệm năng lượng cho cán bộ quản lý năng lượng Việt Nam, đồng thời hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai áp dụng cán bộ quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp và xây dựng Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý năng lượng.
Cùng trong buổi đối thoại, ngoài chủ đề tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới, các đại biểu cũng đã thảo luận về việc phòng chống ô nhiễm và tái chế, trong đó có thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo
Ông Takeo Hoshino - Ban Hợp tác kỹ thuật, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, vào những năm 70 của thế kỷ trước khi nền kinh tế Nhật bắt đầu tăng trưởng mạnh cũng là lúc các hệ quả về môi trường đáng báo động. Đây cũng chính là hiện trạng của Việt Nam thực tại. Với những kinh nghiệm của quốc gia đi trước, Nhật Bản hy vọng có thể giúp Việt Nam giảm bớt phần nào hệ lụy trên.
Đặc biệt, thông qua dự án GAP, Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam xây dựng khung pháp lý thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đồng thời phát triển hạ tầng để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong khối tư nhân thông qua việc xây dựng hệ thống quản trị viên năng lượng trong các doanh nghiệp.
Về phía Việt Nam, ông Đặng Hải Dũng, chuyên viên Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã đề xuất Nhật Bản cử chuyên gia giúp Việt Nam trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, tiếp tục chương trình đào tạo về tiết kiệm năng lượng cho cán bộ quản lý năng lượng Việt Nam, đồng thời hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai áp dụng cán bộ quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp và xây dựng Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý năng lượng.
Cùng trong buổi đối thoại, ngoài chủ đề tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới, các đại biểu cũng đã thảo luận về việc phòng chống ô nhiễm và tái chế, trong đó có thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo
Theo Bộ công thương