Trung Quốc sẽ gây ra thảm họa "hiệu ứng nhà kính" cho nhân loại?
Thứ tư, 14/07/2010 - 02:42
Vấn nạn trái đất nóng lên đang ngày càng khiến dư luận bức xúc, buộc các nhà lãnh đạo trên thế giới vào cuộc tích cực hơn nhằm cứu lấy hành tinh chung. Trung Quốc, nước đứng đầu thế giới về khí thải và tiêu thụ nhiên liệu cũng không còn có thể khoanh tay đứng ngoài cuộc.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa hẹn sẽ áp dụng chính sách bàn tay
sắt trong mùa hè năm nay để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng toàn quốc.
Thực hiện cam kết trên, trong thời gian qua, chính quyền trung ương đã chỉ đạo
các thành phố đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm, lãng phí nhiên liệu trước tháng
9 năm nay, tiêu biểu như nhà máy thép Guangzhou, khiến hơn 6000 công nhân bị đẩy
vào cảnh “về hưu non”.
Khí thải của Trung Quốc liên tục gia tăng
Trong 3 năm gần đây, Trung Quốc đã mạnh tay đóng cửa hàng nghìn nhà máy nhiệt điện hiện vẫn đang sử dụng những công nghệ đốt tương tự như Mỹ, đồng thời vượt qua các nước khác, trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào công nghệ năng lượng gió và các nguồn năng lượng sạch. Các tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu khắt khe mới dành cho xe hơi cũng được đưa vào thực hiện.
Nhưng những chiến dịch năng lượng quốc gia tiêu tốn chi phí khổng lồ của Bắc Kinh dường như đang bị nhấn chìm bởi nhu cầu tiêu dùng của gần 1,5 tỷ người dân. Bất chấp nỗ lực của trung ương, các chuyên gia năng lượng Trung Quốc và phương tây đều cho rằng thách thức năng lượng của đất nước này sẽ trở thành vấn đề cấp quốc tế, gây cản trở lớn cho các nỗ lực hạn chế hiện tượng nóng lên của Trái đất.
Theo ông Faith Birol, chuyên gia kinh tế thuộc Cơ quan năng lượng thế giới tại Paris, nếu Trung Quốc không thể đạt được mục tiêu tối ưu hóa sử dụng năng lượng của mình thì khả năng thế giới tránh được thảm họa môi trường do khí hậu nóng lên “rất gần với con số 0”.
Tại Trung Quốc, khi thu nhập của người dân ngày càng cao, những chuẩn mực sống của phương tây ngày càng trở nên phổ biến, với các thiết bị điện gia dụng, ôtô, các trung tâm giải trí hiện đại... Và hầu hết các tiện ích đó đều phải sử dụng năng lượng hóa thạch như xăng, dầu, than để hoạt động. Vô hình chung, Trung Quốc đang trở thành con quỷ đói khát khổng lồ.
Cam kết của Trung Quốc là giảm 20% lượng nhiên liệu tiêu thụ trên một đơn vị sản lượng kinh tế trong năm nay so với 2005, và từ 40% đến 45% trong năm 2020. Nhưng theo tính toán của Cơ quan năng lượng thế giới IEA, đến năm 2020 dù Trung Quốc có làm được điều đó thì tốc độ tăng lượng khí thải nhà kính vẫn lớn hơn toàn thế giới cộng lại. Với 1/5 dân số thế giới, Trung Quốc đang hàng ngày xả ra hơn 1/4 lượng khí thải của loài người.
Mặc dù Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ ở hiệu năng của các nhà máy nhiệt điện nhưng nhu cầu về điện quá lớn của người dân khiến số nhà máy điện được xây dựng riêng trong năm qua đã lớn hơn tổng trữ lượng của các nhà máy tại New York đang hoạt động. Trong khi các tiêu chuẩn thắp sáng vừa được áp dụng tại các tòa nhà mới và đang được nghiên cứu đối với thiết bị gia dụng thì các tòa nhà vẫn ngày ngày mọc lên với tốc độ chóng mặt. Và mỉa mai thay, doanh số bán tủ lạnh, máy giặt và các loại đồ điện tăng gấp đôi trong năm qua lại là minh chứng cho thành công của chính quyền khi hỗ trợ hơn 700 triệu nông dân có được những tiện ích hiện đại!
Tính theo tỷ lệ, ôtô Trung Quốc có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình thấp hơn của Mỹ 40% bởi vì hầu hết là xe cỡ nhỏ với động cơ công suất thấp. Và Trung Quốc đang phác thảo dự luật nâng mức tiêu thụ nhiên liệu của các phân khúc xe thêm 18% trong 5 năm tới. Tuy nhiên, thị trường ôtô Trung Quốc tăng trưởng ngày càng nhanh và đã vượt qua Mỹ với 48% trong năm 2009.
Một nhân tố quan trọng nữa khiến các nhà lập pháp Trung Quốc đau đầu là yêu cầu ngày càng cao của người dân và công nhân nhà máy trong vấn đề nhiệt độ làm việc. Các thế hệ công nhân giá rẻ vẫn đang tồn tại sẵn sàng ở trong những căn phòng và các nhà máy nóng nực, không cần tốn nhiều điện năng để chạy quạt, càng không có chuyện dùng điều hòa. Đó là lý do vì sao lượng khí thải trên đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 1/3 của Mỹ. Nhưng trong xu hướng hiện nay, bên cạnh việc đòi lương cao, thế hệ lao động trẻ Trung Quốc còn yêu cầu điều kiện sống tươm tất hơn, có điều hòa tại nhà lẫn tại công sở. Điều đó được phản ánh trong vụ đình công của công nhân nhà máy Honda tại Foshan khi một trong những nguyên nhân là việc điều hòa bị chỉnh không đúng yêu cầu.
Luật pháp Trung Quốc có quy định điều hòa nhiệt độ tại hầu hết các địa điểm không được chỉnh thấp hơn 26 độ C nhưng các trung tâm mua sắm lớn lại được loại trừ và thường duy trì mức nhiệt độ thấp hơn trong mùa hè. Ngày nay, khi thu nhập của người dân tăng cao, những trung tâm mua sắm mọc lên như nấm, làm giảm hiệu quả của quy định.
Các cuộc thảo luận cấp cao về khí hậu toàn cầu thường đưa ra dẫn chứng của IEA về sự kém hiệu quả trong sử dụng năng lượng của người Trung Quốc khi sử dụng nhiều năng lượng gấp đôi Mỹ và gấp 3 lần châu Âu trên một đơn vị sản lượng kinh tế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải thừa nhận trong một báo cáo rằng những nỗ lực tăng hiệu quả kinh tế đang thụt lùi, hiệu suất sử dụng nhiên liệu toàn quốc đã giảm 3,2% trong quý đầu năm nay do sự phát triển thiếu kiểm soát của những ngành công nghiệp tiêu tốn năng lượng và sự phục hồi kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng. Vấn đề của Trung Quốc hiện đang bắt đầu vượt ra khỏi tầm quốc gia, trở thành mối lo chung của nhân loại.
Khí thải của Trung Quốc liên tục gia tăng
Trong 3 năm gần đây, Trung Quốc đã mạnh tay đóng cửa hàng nghìn nhà máy nhiệt điện hiện vẫn đang sử dụng những công nghệ đốt tương tự như Mỹ, đồng thời vượt qua các nước khác, trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào công nghệ năng lượng gió và các nguồn năng lượng sạch. Các tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu khắt khe mới dành cho xe hơi cũng được đưa vào thực hiện.
Nhưng những chiến dịch năng lượng quốc gia tiêu tốn chi phí khổng lồ của Bắc Kinh dường như đang bị nhấn chìm bởi nhu cầu tiêu dùng của gần 1,5 tỷ người dân. Bất chấp nỗ lực của trung ương, các chuyên gia năng lượng Trung Quốc và phương tây đều cho rằng thách thức năng lượng của đất nước này sẽ trở thành vấn đề cấp quốc tế, gây cản trở lớn cho các nỗ lực hạn chế hiện tượng nóng lên của Trái đất.
Theo ông Faith Birol, chuyên gia kinh tế thuộc Cơ quan năng lượng thế giới tại Paris, nếu Trung Quốc không thể đạt được mục tiêu tối ưu hóa sử dụng năng lượng của mình thì khả năng thế giới tránh được thảm họa môi trường do khí hậu nóng lên “rất gần với con số 0”.
Tại Trung Quốc, khi thu nhập của người dân ngày càng cao, những chuẩn mực sống của phương tây ngày càng trở nên phổ biến, với các thiết bị điện gia dụng, ôtô, các trung tâm giải trí hiện đại... Và hầu hết các tiện ích đó đều phải sử dụng năng lượng hóa thạch như xăng, dầu, than để hoạt động. Vô hình chung, Trung Quốc đang trở thành con quỷ đói khát khổng lồ.
Cam kết của Trung Quốc là giảm 20% lượng nhiên liệu tiêu thụ trên một đơn vị sản lượng kinh tế trong năm nay so với 2005, và từ 40% đến 45% trong năm 2020. Nhưng theo tính toán của Cơ quan năng lượng thế giới IEA, đến năm 2020 dù Trung Quốc có làm được điều đó thì tốc độ tăng lượng khí thải nhà kính vẫn lớn hơn toàn thế giới cộng lại. Với 1/5 dân số thế giới, Trung Quốc đang hàng ngày xả ra hơn 1/4 lượng khí thải của loài người.
Mặc dù Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ ở hiệu năng của các nhà máy nhiệt điện nhưng nhu cầu về điện quá lớn của người dân khiến số nhà máy điện được xây dựng riêng trong năm qua đã lớn hơn tổng trữ lượng của các nhà máy tại New York đang hoạt động. Trong khi các tiêu chuẩn thắp sáng vừa được áp dụng tại các tòa nhà mới và đang được nghiên cứu đối với thiết bị gia dụng thì các tòa nhà vẫn ngày ngày mọc lên với tốc độ chóng mặt. Và mỉa mai thay, doanh số bán tủ lạnh, máy giặt và các loại đồ điện tăng gấp đôi trong năm qua lại là minh chứng cho thành công của chính quyền khi hỗ trợ hơn 700 triệu nông dân có được những tiện ích hiện đại!
Tính theo tỷ lệ, ôtô Trung Quốc có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình thấp hơn của Mỹ 40% bởi vì hầu hết là xe cỡ nhỏ với động cơ công suất thấp. Và Trung Quốc đang phác thảo dự luật nâng mức tiêu thụ nhiên liệu của các phân khúc xe thêm 18% trong 5 năm tới. Tuy nhiên, thị trường ôtô Trung Quốc tăng trưởng ngày càng nhanh và đã vượt qua Mỹ với 48% trong năm 2009.
Một nhân tố quan trọng nữa khiến các nhà lập pháp Trung Quốc đau đầu là yêu cầu ngày càng cao của người dân và công nhân nhà máy trong vấn đề nhiệt độ làm việc. Các thế hệ công nhân giá rẻ vẫn đang tồn tại sẵn sàng ở trong những căn phòng và các nhà máy nóng nực, không cần tốn nhiều điện năng để chạy quạt, càng không có chuyện dùng điều hòa. Đó là lý do vì sao lượng khí thải trên đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 1/3 của Mỹ. Nhưng trong xu hướng hiện nay, bên cạnh việc đòi lương cao, thế hệ lao động trẻ Trung Quốc còn yêu cầu điều kiện sống tươm tất hơn, có điều hòa tại nhà lẫn tại công sở. Điều đó được phản ánh trong vụ đình công của công nhân nhà máy Honda tại Foshan khi một trong những nguyên nhân là việc điều hòa bị chỉnh không đúng yêu cầu.
Luật pháp Trung Quốc có quy định điều hòa nhiệt độ tại hầu hết các địa điểm không được chỉnh thấp hơn 26 độ C nhưng các trung tâm mua sắm lớn lại được loại trừ và thường duy trì mức nhiệt độ thấp hơn trong mùa hè. Ngày nay, khi thu nhập của người dân tăng cao, những trung tâm mua sắm mọc lên như nấm, làm giảm hiệu quả của quy định.
Các cuộc thảo luận cấp cao về khí hậu toàn cầu thường đưa ra dẫn chứng của IEA về sự kém hiệu quả trong sử dụng năng lượng của người Trung Quốc khi sử dụng nhiều năng lượng gấp đôi Mỹ và gấp 3 lần châu Âu trên một đơn vị sản lượng kinh tế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải thừa nhận trong một báo cáo rằng những nỗ lực tăng hiệu quả kinh tế đang thụt lùi, hiệu suất sử dụng nhiên liệu toàn quốc đã giảm 3,2% trong quý đầu năm nay do sự phát triển thiếu kiểm soát của những ngành công nghiệp tiêu tốn năng lượng và sự phục hồi kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng. Vấn đề của Trung Quốc hiện đang bắt đầu vượt ra khỏi tầm quốc gia, trở thành mối lo chung của nhân loại.
Hoàng Anh