Việt
Theo dự báo, tình hình này sẽ còn nghiêm trọng hơn trong các năm sắp tới. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp – đơn vị trọng điểm tiêu thụ năng lượng cũng phải ý thức được sự hữu hạn của nguồn năng lượng đang sử dụng. Một trong những công cụ giúp doanh nghiệp kiểm soát mức độ tiêu thụ năng lượng từ đó đưa ra giải pháp tiết kiệm hiệu quả chính là tiến hành công tác kiểm toán năng lượng (KTNL).
Trải qua giai đoạn đầu của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2006- 2010) trên cả nước đã có trên 300 doanh nghiệp tham gia KTNL, rất nhiều biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng doanh nghiệp chưa được tiến hành KTNL vẫn còn rất lớn. Nhiều trong số đó chưa hiểu đúng về công tác kiểm toán và chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng. Để giúp doanh nghiệp hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Trung Kiên, Phó Trưởng Khoa Quản lý Năng lượng, Trường Đại học Điện lực.
Lợi ích
của việc tiến hành KTNL đối với doanh nghiệp?
Ông Dương Trung Kiên: KTNL là hoạt động khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tiêu thụ năng lượng năng lượng của doanh nghiệp, và từ đó xác định những khu vực sử dụng năng lượng lãng phí, tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho đơn vị.
KTNL giúp chúng ta xác định được bức tranh tiêu thụ năng lượng, khuynh hướng tiêu thụ và tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại đơn vị. Công nghệ lạc hậu, thiết kế chưa tối ưu, vận hành chưa phù hợp, hành vi người sử dụng chưa hiệu quả ... là những nguyên nhân làm thất thoát năng lượng.
KTNL giúp chúng ta tìm ra các cơ hội TKNL và mức độ ưu tiên của từng giải pháp; Đánh giá được ảnh hưởng của giải pháp TKNL tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai; Tăng cường nhận thức về sử dụng năng lượng của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp.
Cụ thể, phương pháp
KTNL được tiến hành như thế nào thưa ông?
Ông Dương Trung Kiên: KTNL thường được chia ta thành hai loại cơ bản là KTNL sơ bộ và KTNL chi tiết. Trong đó KTNL sơ bộ giúp đánh giá sơ bộ tình hiều tiêu thụ năng lượng tại danh nghiệp và từ đó đề xuất được các giải pháp TKNL dễ thực hiện và chi phí thấp, đồng thời sau khi thực hiện KTNL sơ bộ sẽ đề xuất các vị trí tiêu thụ năng lượng cần nghiên cứu sâu hơn trong KTNL chi tiết. KTNL chi tiết được tiến hành thông qua quá trình khảo sát chi tiết, đo đếm, kiểm tra và đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật từng giải pháp TKNL.
Nhưng dù là KTNL sơ bộ hay là KTNL chi tiết thì các bước thực hiện cũng đều được tiến hành bao gồm: Chuẩn bị, thực hiện KTNL và viết báo cáo. Công tác chuẩn bị bao gồm việc thu thập các số liệu tiêu thụ năng lượng quá khứ của doanh nghiệp, xây dựng phiếu khảo sát, chuẩn bị nội dung và kế hoạch cho việc thực hiện KTNL.
Trên cơ đã được chuẩn bị KTNL sẽ được tiến hành, kiểm toán viên sẽ gặp gỡ doanh nghiệp và tiến hành khảo sát, thu thập các thông tin cần thiết. Thông tin sau khi thu thập sẽ được các kiểm toán viên phân tích và đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, giải pháp thực hiện. Với từng giải pháp cần phải được phân tích cụ thể về hiệu quả kinh tế-kỹ thuật, và được đề xuất theo thứ tự ưu tiên về hiệu quả kinh tế.
Cuối cùng, báo cáo KTNL sẽ trình bày bức tranh thực tại tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp, đánh giá các vị trí đang lãng phí năng lượng và đề xuất cho doanh nghiệp các giải pháp tiết kiệm năng lượng theo thứ tự yêu tiên.
Công tác KTNL thực sự
đã phát huy được hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho nhiều doanh nghiệp,
tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng một bộ phận cán bộ kiểm toán trình độ chưa cao,
công tác kiểm toán ở nhiều đơn vị mới chỉ dừng ở mức thống kê, chưa tận dụng hết
cơ hội TKNL. Ông đánh giá sao về thực trạng này?
Ông Dương Trung Kiên: Đây chính là vấn đề mà hiện nay chúng ta cần phải khắc phục ngay, đội ngũ cán bộ KTNL của ta hiện nay hầu hết là không được đào tạo đúng chuyên ngành. Các cán bộ này thường sau khi đi làm mới tiếp xúc với vấn đề KTNL, vì thế trong quá trình thực hiện đôi khi hiệu quả chưa cao, chưa phân tích và đánh giá được hết tiềm năng TKNL cho doanh nghiệp.
Chương trình Mục tiêu QG về sử dụng năng lượng TK&HQ đã
và đang rất tích cực trong việc biên soạn giáo trình, bài giảng, mở các lớp đào
tạo về kiểm toán năng lượng. Mong rằng trong thời gian không xa nữa Việt
Theo ông đâu là nguyên
nhân nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại tiến hành KTNL. Biện pháp để thúc đẩy
doanh nghiệp đầu tư các giải pháp TKNL là gì?
Ông Dương Trung Kiên: Nguyễn nhân doanh nghiệp ngần ngại với KTNL thì nhiều nhưng theo tôi một số nguyên nhân chính có thể kể ra ở đây là: Doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích của KTNL; Chưa quan tâm đến vấn đề TKNL; Các đơn vị tư vấn TKNL còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp; ta chưa có luật quy định trong vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...
Để thúc đẩy vấn đề TKNL thì có lẽ việc đầu tiên là phải nhanh đưa Luật Sử dụng NLTK & HQ vào áp dụng, đây sẽ là hành lang pháp lý giúp thúc đẩy hoạt động KTNL một cách nhanh và hiệu quả nhất. Ngoài ra cũng cần tích cực tuyên truyền giúp doanh nghiệp hiểu được sự cần thiết của KTNL, nâng cao nhận thức về vấn đề TKNL trong doanh nghiệp. Tạo sân chơi giúp các đơn vị tư vấn TKNL có thể tiếp xúc với các doanh nghiệp và cùng doanh nghiệp thực hiện KTNL.
Vừa qua Quốc Hội đã
thông qua Luật SDNLTK &HQ. Luật quy định rõ đối tượng bắt buộc kiểm toán. Vậy
nội dung và ý nghĩa của những quy định nêu trên?
Ông Dương Trung Kiên: Luật SDNLTK &HQ nêu rõ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, đơn vị vận tải có mức sử dụng năng lượng trong một năm lớn hơn 1000 tấn dầu tương đương (TOE); công trình xây dựng dân dụng có tổng diện tích sàn từ 2500 mét vuông trở lên lên hoặc mức sử dụng năng lượng trong một năm lớn hơn 800 tấn dầu tương đương (TOE) được gọi là Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Theo đó, nhóm doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bắt buộc ba năm một lần.
Công trình xây dựng dân dụng có tổng diện tích sàn từ 2500 mét vuông trở lên lên hoặc mức sử dụng năng lượng trong một năm lớn hơn 800 tấn dầu tương đương (TOE) được gọi là Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Quy định này có ý nghĩa lớn đối với cả đơn vị quản lý nhà
nước và doanh nghiệp trọng điểm. Với cơ quan quản lý nhà nước thì KTNL tại
doanh nghiệp giúp đánh giá tiềm năng TKNL trong các doanh nghiệp tiêu thụ năng
lượng chính, giúp đánh giá hiệu quả thực hiện TKNL trong tưng doanh nghiệp
trọng điểm và từ đó có chính sách quản lý phù hợp. Đối với doanh nghiệp, KTNL
sẽ giúp các doanh nghiệp trọng điểm liên tục được cập nhật thông tin về thực
trạng tiêu thụ năng lượng, nhận được các tư vấn để thực hiện TKNL.
Rất cảm ơn ông.
Trần Liễu