Kể từ ngày 15/8/2010, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành hoạt động sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn... đều phải tuân theo Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân do Thủ tướng ban hành tại Quyết định 45/2010/QĐ-TTg.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân phải có trách nhiệm
thực hiện kế toán hạt nhân và định kỳ báo cáo kết quả kế toán hạt nhân theo yêu
cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, thực hiện các biện pháp giám sát đối với
vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn.
Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày có vật liệu và thiết bị trong chu trình
nhiên liệu hạt nhân, các tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu và thiết bị
trong chu trình nhiên liệu hạt nhân có trách nhiệm báo cáo thông tin cho Cục An
toàn bức xạ và hạt nhân cũng như chịu sự kiểm tra, thanh tra của Cục này và tổ
chức quốc tế có liên quan.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt
nhân có trách nhiệm báo cáo thông tin về việc xuất khẩu, nhập khẩu các vật liệu
nêu trên cho Cục.
Điện hạt nhân trong tương lai dự báo sẽ cạnh trạnh được với dầu, than nhập khẩu từ một số nước
Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thầm quyền, tổ chức quốc tế thực hiện hoạt động
kiểm soát hạt nhân cũng phải tuân theo quy định tại quy chế này.
Quyết định nêu rõ, nghiêm cấm thực hiện những hành vi như tiếp cận, chiếm giữ,
mua, bán, sở hữu, sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, sử dụng bất hợp pháp vật liệu
và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt nhân. Việc từ chối cung cấp thông tin hoặc
cung cấp thông tin sai lệch liên quan đến việc sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập
khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn... cũng bị nghiêm cấm.
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ xây dựng và quản lý dữ liệu kiểm soát hạt
nhân thuộc hệ thống thông tin quốc gia về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.