Ý tưởng sản xuất năng lượng sạch từ rượu whisky nghe có vẻ
hơi nông nổi nhưng một nhà máy chưng cất tư nhân tại
Mới đây Bruichladdich, một trong tám nhà máy chưng cất trên
đảo Islay của
Ông Mark Reynier, chủ nhân của Bruichladdich, hi vọng rằng phương pháp này sẽ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu điện và giúp công ty tiết kiệm tới 175.000 đô la mỗi năm.
Ông cho biết chất thải được sử dụng chủ yếu là loại nước còn
sót lại sau khi đã chưng cất rượu được gọi là bã rượu. Mỗi năm, hàng trăm nghìn
lít bã rượu được ô tô chở tới nơi tập trung để đưa vào các ống chứa chất thải
chảy ra miền
Cách thức xử lý chất thải này rất tốn kém, khoảng 30.000 đô la hàng năm cùng với giá năng lượng không ngừng tăng buộc các nhà máy chưng cất phải tìm kiếm nguồn năng lượng khác. Tuy vậy chỉ có phương pháp sản xuất điện từ bã rượu là tỏ ra hiệu quả và kinh tế.
Quá trình chuyển hóa bắt đầu khi các loại thực phẩm tự nhiên được làm phân hủy trong môi trường thiếu oxy tạo thành khí metan. Tiếp đó khí này sẽ được đưa vào một máy phát điện và chuyển thành điện năng sạch. Sản phẩm phụ duy nhất của quá trình này là nước.
Nếu thử nghiệm khí bioga này thành công, một khối lượng lớn bã rượu thay vì được đổ xuống biển sẽ được đưa vào các nồi ủ để tạo ra điện năng trong một chu kỳ sản xuất sạch.
Hồng Nhung (theo cnn.com)