[In trang]
Phú Thọ tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp
Thứ tư, 19/05/2010 - 06:04
Theo đánh giá từ Trung tâm khuyến công Tư vấn và TKNL Phú Thọ, tiềm năng TKNL ở các doanh nghiệp và có thể thực hiện thành công là rất lớn. Để đưa TKNL trở thành nhiệm vụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các giải pháp kỹ thuật chiếm vai trò quan trọng, đem lại hiệu quả thực tế và thiết thực.

Theo nghiên cứu về Sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng tại Việt Nam của Trung tâm năng lượng ASEAN, tiềm năng Tiết kiệm năng lượng ở nước ta là rất khả quan. Là địa bàn có đa dạng các ngành sản xuất, năm bắt được tiềm năng của địa phương, Trung tâm khuyến công Tư vấn và TKNL Phú Thọ đã tiến hành thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu thụ năng lượng để đưa ra các giải pháp tiết kiệm hiệu quả.

 

Phú Thọ có lợi thế là tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên với 215 mỏ và điểm quặng với 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng. Tổng trữ lượng tài nguyên khoáng sản trên toàn tỉnh hàng nghìn triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên với sự phát triển đa dạng của các ngành sản xuất, tình hình tiêu thụ năng lượng của Phú Thọ những năm gần đây cũng có nhiều phức tạp.

 

Tình hình tiêu thụ năng lượng

 

Trong giai đoạn 2001- 2005, điện năng tiêu thụ của Phú Thọ tăng trưởng bình quân 9,1% năm. Năm sau điện năng tiêu thụ tăng bình quân so với năm trước là trên 13%. Cũng trong giai đoạn này, thành phần Công nghiệp – Xây dựng tăng bình quân 6,8%. Dự tính điện năng tiêu thụ bình quân đầu người ở Phú Thọ đến năm 2010 là 1290 Kwh/năm, đến năm 2015 sẽ tăng lên là 2520 Kwh/năm. 

 

Số liệu từ Phòng quản lý Thương mại – Sở Công Thương Phú Thọ, năm 2006 thống kê sử dụng xăng dầu trên địa bàn tỉnh là khoảng 134 triệu lít ( Bao gồm xăng các loại, dầu hỏa, diesel và dầu FO). Đến tháng 9 năm 2008, tổng tiêu thụ đã tăng lên 116 triệu lít.


 phu tho.jpg


Theo đánh giá từ Trung tâm khuyến công Tư vấn và TKNL Phú Thọ, tiềm năng TKNL ở các doanh nghiệp và có thể thực hiện thành công là rất lớn.


Năm 2006 Công ty cổ phần may Sông Hồng tiêu thụ hết 102 tấn than/năm, đến năm 2007 là 165,2 tấn năm. Do áp dụng tốt các biện pháp TKNL, tình hình tiêu thụ điện năng có xu hướng giảm từ năm 2006 là 655,900 KWh, năm 2007 giảm xuống còn 625,001 Kwh trong khi đó sản lượng sản phẩm làm ra vẫn tăng theo từng năm từ 1,2 triệu sản phẩm lên 1,5 triệu sản phẩm.

 

Theo đánh giá từ Trung tâm khuyến công Tư vấn và TKNL Phú Thọ, tiềm năng TKNL ở các doanh nghiệp và có thể thực hiện thành công là rất lớn. Để đưa TKNL trở thành nhiệm vụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các giải pháp kỹ thuật chiếm vai trò quan trọng, đem lại hiệu quả thực tế và thiết thực.

 

Trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, để tận dụng tối đa khả năng TKNL, ngoài các biện pháp như sử dụng thiết bị điện khoa học, hợp lý, tăng cường kiểm tra, theo dõi và áp dụng chế độ thưởng phạt, thay đổi thói quen sử dụng đồ điện…  nhiều giải pháp tiết kiệm nhờ áp dụng kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cũng phát huy được hiệu quả cao.

 

Sử dụng SEWSAVER cho máy may công nghiệp

 

Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam càng phải tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là những ngành công nghiệp như may mặc, giầy dép. Một mặt các doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm mặt khác phải tính toán cắt giảm chi phí sản xuất.

 

Sử dụng thiết bị SEWSAVER có thể tiết kiệm điện năng trong khi động cơ máy may chạy không tải. Qua thực nghiệm, thiết bị SEWSAVER có thể tiết kiệm được 30-50% điện năng. Ngoài ra, SEWSAVER còn làm giảm nhiệt độ phát ra từ động cơ, đem lại môi trường làm việc thoải mái.  Hiện tại, thiết bị trên đã được áp dụng thực tế tại Công ty CP may Phú Thọ, Công ty TNHH may Phú Thọ.

 

Sử dụng biến tần cho các động cơ điện

 

Hiện nay, ứng dụng biến tần trong điều khiển động cơ được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy. Ngoài việc điều khiển được tốc độ động cơ dễ dàng, tăng tuổi thọ cho động cơ, sử dụng biến tần là biện pháp hiệu quả trong tiết kiệm điện. Biến tần có tác dụng điều tiết nguồn điện vào động cơ một cách hợp lý tuỳ theo mức độ công suất hoạt động ở từng thời điểm nhất định. Đây là biện pháp đang được ngành điện khuyến khích sử dụng nhằm giảm chi phí tiền điện, giảm nguy cơ thiếu điện.

 

Tại Phú Thọ, qua khảo sát các chuyên gia đã áp dụng ứng dụng biến tần tiết kiệm điện tại 2 cơ sở là Công ty Trí Đức và Công ty CP sản xuất thương mại Hữu Nghị.

 

Giải pháp  cho lò hơi và hệ thống phân phối hơi

 

Đa số các nhà máy sản xuất công nghiệp đêu có lò hơi và hệ thống phân phối hơi, đa phần nhiên liệu phục vụ cho lò hơi là dầu và than đá. Các giải pháp TKNL tại hai bộ phận này đem lại hiệu quả tiết kiệm rất lớn.

 

Đối với hệ thống phân phối hơi, tận dụng nhiệt đun nóng không khí vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa hạn chế chất thải ra môi  trường, kiểm soát được nước xả đáy. Theo tính toán, xả đáy 10% trong nồi hơi ở áp suất 15kg/cm2 sẽ giảm hiệu suất 3%. Nếu bọc cách nhiệt tốt, một ống dẫn hơi có đường kính 150 mm có thể giảm tổn thất 5 tấn than tương đương 3000 lít dầu  FO/ năm.


 sewsaver cho may.jpg


Sử dụng thiết bị SEWSAVER có thể tiết kiệm được 30-50% điện năng điện nkhi động cơ máy may chạy không tải


Bên cạnh đó, các biện pháp như thường xuyên làm vệ sinh bề mặt truyền nhiệt, giảm áp suất hơi nước, bọc cách nhiệt, bẫy hơi cũng có tác dụng làm giảm tổn thất nhiên liệu rõ rệt. Chẳng hạn, bẫy hơi để thoát hơi nước ở áp suất 5kg/cm2 sẽ giảm tổn thất khoảng 28 kg hơi nước/ giờ tương đương giảm được 2,15 kg dầu FO/giờ.

 

Giải pháp cho hệ thống nén khí

 

Khí nén là một dạng năng lượng có ích và thân thiện. Theo khảo nghiệm thực tế từ Trung tâm khuyến công tư vấn và TKN L Phú Thọ, biện pháp tiết kiệm điện cho hệ thống nén khí bao gồm: giữ áp lực xả thấp, tránh áp lực bằng van tiết lưu, thu hồi nhiệt từ hệ thống  làm mát của máy có công suất lớn. Đặc biệt cần lưu ý tránh tổn thất điện năng do rò rỉ khí nén bằng việc thường xuyên kiểm tra, bảo trì.

 

Thuận lợi và khó khăn

 

Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội không xam do vậy các doanh nghiệp tại Phú Thọ cũng có điều kiện tiếp cận nhanh với công nghệ mới từ các cơ sở sản xuất Hà Nội. Bên cạnh đó, vấn đề TKNL, bảo vệ môi trường cũng luôn được các cơ quan nhà nước địa phương ủng hộ với nhiều chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ mới.

 

Tuy nhiên, sở dĩ vấn đề TKNL vẫn chưa thực sự được doanh nghiệp quan tâm là bởi đa phần doanh nghiệp trên địa bàn có vốn đầu tư nước ngoài, chủ đầu tư không muốn thay đổi công nghệ. Do yêu cầu cạnh tranh cao, các doanh nghiệp không muốn chia sẻ thông tin về vốn và khoa học công nghệ. Với một số doanh nghiệp khác, thói quen trong cách sản xuất cũ đã khiến họ khó tiếp cận cái mới, thụ động.

 

Nhận định chung của các nhà quản lý, ở Phú Thọ mặc dù đã xây dựng được nguồn lực đánh gía và thực hiện TKNL cho doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của tiếp cận mang tính chất tự nguyện nên trên thực tế, TKNL vẫn phổ biến rộng đối với doanh nghiệp.

 

Hùng Linh