[In trang]
Đan Mạch vượt Mỹ trong công nghệ biến rác thải thành điện năng
Thứ ba, 18/05/2010 - 08:10
Những nhà máy xử lý chất thải chuyển thành điện năng rất phổ biến ở Đan Mạch. Chi phí thấp mà lượng CO2 từ nhà máy này thấp hơn ống khói các gia đình lại tạo ra nguồn điện năng cho người dân. Trong khi công nghệ này còn chưa được chấp nhận ở Mỹ. Chính quyền các bang phải chi những khoản tiền khổng lồ gom rác chở đi chôn mà vẫn chịu cảnh ô nhiễm.

Những nhà máy xử lý chất thải chuyển thành điện năng rất phổ biến ở Đan Mạch. Chi phí thấp mà lượng CO2 từ nhà máy này thấp hơn ống khói các gia đình lại tạo ra nguồn điện năng cho người dân. Trong khi công nghệ này còn chưa được chấp nhận ở Mỹ. Chính quyền các bang phải chi những khoản tiền khổng lồ gom rác chở đi chôn mà vẫn chịu cảnh ô nhiễm.


bienracthaithanhdiennang.jpg


Nhà máy xử lý rác thải để sản xuất điện


Những nhà máy xử lý chất thải kiểu mới đã có mặt ở khắp Đan Mạch. Những nhà máy này không chỉ làm giảm giá năng lượng và mức độ phụ thuộc vào dầu lửa và khí đốt của Đan Mạch mà còn thân thiện với môi trường, cắt giảm diện tích đất sử dụng làm bãi rác và giảm lượng khí thải CO2. Những nhà máy này sạch tới mức lượng CO2 thải ra từ nhà máy thấp hơn cả khói của các gia đình hay khói thải từ bếp nướng thịt ngoài trời. Nhờ kỹ thuật này, Đan Mạch nay đã coi chất thải là nguồn năng lượng thay thế, hơn là vấn đề vệ sinh cần phải xử lý.


Đan Mạch hiện có 29 nhà máy như vậy, phục vụ cho 98 cộng đồng dân cư ở đất nước chỉ có 5,5 triệu người. Đan Mạch đã có kế hoạch hoặc đang xây dựng thêm 10 nhà máy nữa. Trên toàn lãnh thổ châu Âu hiện có 400 nhà máy kiểu này, chủ yếu là ở Đan Mạch, Đức và Hà Lan. Trong khi đó, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết Mỹ chưa có nhà máy nào hoặc chưa có kế hoạch xây dựng một nhà máy nào kiểu như vậy, cho dù chính phủ liên bang và 24 bang của Mỹ đã coi năng lượng từ chất thải là năng lượng tái sinh và nhờ đó phương pháp xử lý này có thể nhận được trợ cấp của chính phủ. Mỹ, quốc gia hơn 300 triệu dân, hiện mới chỉ có 87 nhà máy phát điện bằng phương pháp đốt chất thải và hầu hết đã có tuổi thọ 15 năm trở lên.


Hầu hết rác thải ở Mỹ đều được chôn ở những vùng đất xa xôi. Riêng thành phố New York mỗi ngày phải chuyên chở 10.500 tấn rác tới các bãi ở tận bang OhioSouth Corolina. Ông Ian Bowles, cựu quan chức trong Chính quyền Clinton, hiện là Bộ trưởng Năng lượng bang Massachusetts, thừa nhận châu Âu đang đi trước Mỹ trong công nghệ mới này. Ông cho biết bang Massachusetts đang “tích cực xem xét” khả năng áp dụng công nghệ mới, biến chất thải thành năng lượng của châu Âu.


Ông Matt Hale, một quan chức của EPA cho rằng sở dĩ nhà máy xử lý chất thải kiểu mới chưa được dư luận Mỹ quan tâm, vì Mỹ vẫn còn nhiều vùng đất khá rẻ để chôn rác và các quan chức ở một số bang vẫn e ngại rằng phương pháp này có thể ảnh hưởng tới các chương trình tái chế của địa phương. Ở Mỹ, các bang và các địa phương tự quyết định phương pháp xử lý chất thải của địa phương mình. Báo cáo năm 2009 của EPA và Đại học bang Bắc Carolina đã mạnh mẽ ủng hộ việc xây dựng các nhà máy biến chất thải thành năng lượng, thay thế cho việc chôn rác, coi đây là biện pháp xử lý chất thải đô thị thân thiện với môi trường. Báo cáo cho rằng áp dụng công nghệ này không chỉ làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm, mà còn tạo ra nguồn năng lượng dồi dào. T


uy nhiên, người Mỹ vẫn chưa hào hứng với công nghệ mới này. Ngay cả Thị trưởng New York Michael Bloomberg, một trong những người đi tiên phong trong áp dụng sáng kiến “xanh” và đã từng xếp công nghệ biến chất thải thành năng lượng của Đan Mạch vào “danh sách những sáng kiến hay nhất”, vẫn không nhiệt tình ủng hộ phương án xây dựng một nhà máy như vậy cho New York. Ông Jason Post, Phó Thư ký báo chí của thị trưởng cho biết phương án này chưa được xem xét, “không phải vì công nghệ, công nghệ này đã rất tiên tiến, mà vì chưa tìm được địa điểm xây dựng nhà máy”.


taoradienturac.jpg

Xe chuyên dụng đổ rác tại một nhà máy xử lý rác thải tại Australia. Ảnh: theage.com.au.


Giáo sư Nickolas Themelis, Đại học Columbia, người ủng hộ phương án biến chất thải thành năng lượng cho rằng việc người Mỹ phản đối xây dựng nhà máy xử lý chất thải kiểu mới là “vô trách nhiệm” về kinh tế và môi trường. Trong khi đó, người Đan Mạch có cách tiếp cận hoàn toàn khác với công nghệ xử lý chất thải mới. Ở Đan Mạch, nhà máy được xây dựng sát với cộng đồng dân cư để nhiệt lượng từ nhà máy ít bị thất thoát nhất trên đường tới sưởi ấm cho các hộ gia đình. Nhà máy xây dựng tuyến đường riêng cho xe tảy chở rác vào nhà máy. Ông Hans Rast, Chủ tịch cộng đồng Horsholm (Đan Mạch) cho biết 80% nhiệt lượng và 20% điện năng của thành phố quê hương ông lấy từ nhà máy liền kề với khu dân cư.


Những nước đang áp dụng rộng rãi công nghệ biến chất thải thành năng lượng, như Đan Mạch và Đức, cũng đồng thời là những nước có tỷ lệ tái chế cao nhất. Chỉ có những vật liệu không thể tái chế được, mới đưa vào lò đốt. Điều này giải toả mối lo ngại về các chương trình tái chế ở Mỹ. Người Mỹ đang phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc đưa rác tới bãi chôn. Năm 2009, thành phố New York phải chi tới 307 triệu USD để chuyên chở 4 triệu tấn rác thải tới các bãi rác xa xôi. New York đang cố gắng tăng lượng rác chuyên chở bằng tàu hoả và xà lan, nhưng xe tải vẫn là phương tiện chủ yếu.


Trong quá trình vận chuyển rác thải, những chiếc xe tải này đã thải ra một khối lượng đáng kể khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chỉ có một khối lượng nhỏ rác thải của New York được xử lý tại hai nhà máy biến chất thải thành năng lượng được xây dựng từ năm 1990, ở NewarkHempstead. Thành phố trả 65 USD cho mỗi tấn chất thải được xử lý ở hai nhà máy này. Đây là chi phí thấp nhất cho việc xử lý chất thải ở New York. Vận chuyển rác bằng xe lửa tới bãi rác ở bang Virginia là phương pháp xử lý chất thải đắt đỏ nhất của New York. Đối với những bãi rác mới, người ta đã áp dụng công nghệ thu hồi khí mê tan sản sinh trong quá trình rác phân huỷ, để chạy máy phát điện.


Tuy nhiên, báo cáo năm 2009 của EPA xác nhận rằng công nghệ này vẫn thải vào bầu khí quyển lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao gấp đôi so với các nhà máy áp dụng công nghệ biến chất thải thành năng lượng của châu Âu, tính trên mỗi đơn vị điện năng mà nhà máy sản xuất ra. Báo cáo của EPA cũng thừa nhận rằng nhà máy biến chất thải thành năng lượng của châu Âu gây ô nhiễm ít hơn các bãi rác, trong khi sản sinh ra nguồn năng lượng cao gấp 9 lần. Trong khi đó ở châu Âu, Luật Bảo vệ môi trường đã khuyến khích việc xây dựng các nhà máy biến chất thải thành năng lượng. EU đã hạn chế nghiêm ngặt việc hình thành các bãi rác mới. Các nước thành viên EU đã mạnh mẽ cam kết cắt giảm lượng khí thải CO2 theo Nghị định thư Kyoto.


Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn rác đặc biệt. 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy biến chất thải thành năng lượng. Những nhà máy này đã sử dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại ra những chất có thể gây ô nhiễm trước khi đưa rác vào lò đốt. Mức ô nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20%. Những chất thải có thể gây ô nhiễm được xử lý theo phương pháp riêng, chứ không phải đem chôn.


Ở Đan Mạch, các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải. Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được. Các địa phương có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà không phải trả lệ phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái chế được vào lò đốt. Tại nhà máy Vestforbraending ở Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu mới lớn nhất của Đan Mạch, xe tải chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân xe trước khi vào nhà máy đổ rác. Rác được kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể tái chế được và những người vi phạm bị phạt rất nặng. Morten Slotved, thị trưởng thành phố Horsholm, địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất Đan Mạch, cho biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sưởi ấm và nâng cao giá trị các ngôi nhà của người dân địa phương./.


Theo vea.gov